1. Xác định mục tiêu Scan

Bước đầu tiên là cần khảo sát công trình trước khi đi Scan dữ liệu thực tế.

Các thông tin cần thiết bao gồm: Loại công trình; Quy mô; Vị trí.

Hình 1: Các loại hình công trình sử dụng Scan 3D

2. Lập kế hoạch Scan

Khi đã có các thông tin của công trình, tiến hành lập kế hoạch sử dụng máy Scan 3D.

Phác thảo kế hoạch trên bản đồ khu vực của công trình để lên phương án đặt trạm Scan và các phương án sử dụng máy Scan.

* Công trình: Chung cư, trường học, bệnh viện, sân vận động…

Ngoài việc sử dụng máy Scan cố định tại chỗ nên kết hợp với các máy Scan dạng máy bay mô hình để Scan từ trên cao công trình để tăng chất lượng dữ liệu đám mây điểm cho công trình.

* Công trình: Nhà dân, biệt thự.

Do vị trí các công trình thường ở những nơi có không gian không rộng nên sử dụng máy Scan chi tiết đặt trong nhà để Scan được chi tiết công trình.

* Đặt trạm Scan cần lưu ý:

 – Không nên đặt các trạm Scan ở các vị trí đối diện góc chéo, khuất của công trình.

 – Nên đặt các trạm ở vị trí vuông góc với các mặt của công trình hay các hướng định vị của công trình.

 – Mỗi máy Scan có giới hạn vùng Scan, khoảng các tối đa giữa 2 máy Scan gần nhau thường là 120 m, bố trí càng nhiều vị trí Scan thì hiệu suất cũng như chất lượng của dữ liệu đám mây điểm càng đạt chất lượng cao (Tham khảo thông số cụ thể tùy thuộc từng loại máy).

Hình 2: Kế hoạch Scan 3D

3. Tiến hành Scan

Sau khi có kế hoạch và các điểm đặt máy Scan tiến hành ra thực địa để Scan dữ liệu đám mây điểm công trình.

Hình 3: Scan công trình thực tế

4. Quy trình xử lý dữ liệu đám mây điểm

4.1 Tổng hợp dữ liệu từ máy Scan 3D

Tổng hợp dữ liệu đám mây điểm từ máy Scan 3D

Hình 4: Tổng hợp dữ liệu từ máy Scan 3D

4.2 Tạo dự án đám mây điểm

Sau khi tổng hợp dữ liệu từ máy Scan 3D. Tạo dự án đám mây điểm để tiến hành tải dữ liệu từ máy Scan vào phần mềm.

Hình 5: Tạo dự án đám mây điểm

Chọn thư mục chứa dữ liệu đám mây điểm từ máy Scan 3D để nhập dữ liệu.

Hình 6: Nhập dữ liệu từ máy Scan 3D

Chọn IMPORT để tiến hành quá trình nhập dữ liệu đám mây điểm.

Hình 7: Tải dữ liệu đám mây điểm

Toàn bộ các trạm dữ liệu đám mây điểm đã được tải

Hình 8: Dữ liệu các trạm từ máy Scan 3D

4.3 Ghép trạm dữ liệu đám mây điểm

4.3.1 Phương pháp trùng lặp (Overlap)

Phần mềm so sánh sự trùng lặp giữa các điểm của 2 trạm để thực hiện ghép trạm.

Hình 9: Ghép trạm bằng phương pháp Trùng Lặp (Overlap)

4.3.2 Phương pháp xác định các điểm mục tiêu (Targets)

Sử dụng các mia mục tiêu đặt trên công trình, phần mềm tự động ghép các trạm Scan dựa trên các mia mục tiêu đã khai báo.

Hình 10: Ghép trạm bằng phương pháp đặt mia mục tiêu

4.3.3 Phương pháp ghép trạm trực quan (Visual Registration)

Ghép trạm Scan bằng việc di chuyển thủ công các trạm Scan vào với nhau sao cho vị trí đám mây điểm đúng với thực tế.

Hình 11: Ghép trạm bằng phương pháp trục quan (visual registration)

5. Xử lý dữ liệu đám mây điểm

Xử lý các dữ liệu thừa, khoanh vùng dữ liệu để giảm dung lượng cho dự án cũng như làm tăng chất lượng dự án đám mây điểm.

Hình 12: Xử lý dữ liệu đám mây điểm

6. Kết xuất mô hình đám mây điểm

Chọn công cụ Export (Ctr+E) để xuất dữ liệu thành tệp mô hình đám mây điểm.

Hình 13: Xuất mô hình đám mây điểm

Tác giả: Lưu Quang Phương