Thông điệp từ BIM cho những nhà Quản lý Dự án
Tháng 6-2017 vừa rồi, RICS cho ra mắt một bản hướng dẫn mới mang nhan đề “Mô hình thông tin công trình cho các nhà quản lý dự án”. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin được trích dẫn một vài thông tin hữu ích và thiết thực nhất để chia sẻ với độc giả.
“Các nhà quản lý dự án có thể sử dụng BIM để nâng cao khả năng hợp tác, phối hợp giữa các bên hữu quan, ngoài ra nó cũng giúp kết hợp chiến lược BIM với kế hoạch dự án, làm tăng mong muốn tham gia vào nhóm dự án.”
Nhà quản lý dự án phải điều hành BIM
BIM có thể được sử dụng bởi các nhà quản lý dự án để cải thiện giao tiếp, phối hợp và hợp tác trong các dự án. Đóng vai trò là “nhà tích hợp nguồn thông tin”, họ có thể thúc đẩy các đối tác sử dụng chung một môi trường dữ liệu BIM để tăng hiệu quả hoạt động các nhóm của dự án.
Hơn nữa, các nhà quản lý dự án có thể sử dụng BIM làm chất xúc tác để cải thiện, hợp tác với nhau, ngoài ra, mục tiêu dự án cũng được chia sẻ đến nhiều người. Áp dụng một mô hình BIM phù hợp vào quá trình vận hành cũng sẽ giúp các nhà quản lý tăng được số nhân công muốn tham gia vào dự án.
Các nhà quản lý dự án có thể giúp các công ty tiếp nhận BIM một cách toàn diện hơn và họ cũng có thể cung cấp những lời khuyên, chiến lược về sự chuyển đổi tổng thể cho tổ chức, doanh nghiệp. Để điều này xảy ra, các nhà quản lý dự án sẽ đóng vai trò trung tâm trong công việc giới thiệu BIM, cùng với đó họ cũng luôn phải bổ sung, sửa đổi vai trò, trách nhiệm của họ để phù hợp với những thay đổi trong toàn ngành.
Điều quan trọng hơn là họ phải kiểm tra về năng lực, kiến thức quản lý dự án kết hợp với việc sử dụng BIM trong ngành xây dựng. Họ cũng phải đánh giá các tác động lâu dài theo các xu hướng mới, mô hình mới vì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp liên quan đến BIM.
Nhà quản lý dự án phải nắm bắt được các sáng kiến
Ở một mức độ nào đó, các nhà quản lý đã bị gạt bỏ ra khi công ty lên chiến lược cho BIM – một phần là do thiếu nhân lực, phần khác là do hệ thống các giao diện, dữ liệu đầu vào của người dùng đã đầy đủ hơn trong thiết kế của BIM nên các doanh nghiệp cũng không cần đến người để quản lý nữa. Những trường hợp như vậy cần phải thay đổi – quản lý dự án hiệu quả là một điều rất cần thiết để BIM và kết quả dự án thành công.
Tại sao vai trò của người quản lý trong các dự án BIM lại quan trọng đến vậy? Câu trả lời nằm trong chính định nghĩa về BIM. Từ định nghĩa, người ta có thể nhận thấy rõ các từ khóa chính như “hợp tác”, “phối hợp”, “truyền thông”, “trao đổi” và “đối chiếu” – và đó cũng chính là câu trả lời cho tầm quan trọng của nhà quản lý trong một dự án.
Theo RICS APC Pathway Guide on Project Management, “các nhà quản lý dự án đóng vai trò trung tâm trong quá trình phát triển và thúc đẩy thành công của dự án”. Trong bối cảnh ngày nay, khi việc sử dụng BIM đang trở thành xu hướng chủ đạo, quan điểm trên vẫn luôn đúng – BIM không hề làm giảm bớt tầm quan trọng của người quản lý mà còn làm thêm phần làm sắc nét hơn.
BIM phải trở thành một phần của quá trình quản lý dự án
Người quản lý dự án sẽ thường không tham gia vào việc xây dựng mô hình, nhưng vai trò của họ là đảm bảo rằng tất cả các yếu tố, điều kiện chính đều được áp dụng để dự án BIM được thành công.
Quá trình phân phối là cơ sở cho sự phát triển mô hình thông tin dự án (BIM) bao gồm: các mô hình thiết kế và mô hình xây dựng ảo phải được quản lý như một phần không thể thiếu của quá trình quản lý dự án.
Cuối cùng người quản lý dự án phải giám sát quá trình phân phối mô hình thông tin tài sản (AIM) ở giai đoạn bàn giao dự án. Do đó, người quản lý dự phải hiểu được cách vận hành BIM vì vai trò quản lý dự án của họ sẽ trải rộng trong suốt vòng đời của dự án.
Điều này đảm bảo rằng những người quản lý đang tiếp cận đúng hướng và có thể xác nhận được các hoạt động, chức năng được thực hiện vào đúng thời điểm và cũng được điều hành bởi chính nhóm đó của dự án. Người quản lý phải luôn đảm bảo những hoạt động trên được diễn ra xuyên suốt trong bất cứ giai đoạn nào của dự án.
Người quản lý dự án có thể lập chiến lược cho BIM
Các nhà quản lý sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc sử dụng BIM để phân chia các môi trường làm việc. Họ sẽ hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến uỷ quyền chuyển đổi tổ chức bằng BIM cho các doanh nghiệp ở mỗi cấp độ, chiến lược khác nhau.
Vì BIM trở thành phương tiện để khám phá các công nghệ và mô hình mới, các nhà quản lý dự án sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng phần mềm, công nghệ mới cho các công ty, đối tượng liên quan khác xuyên suốt quá trình thực hiện dự án.
Điều này đòi hỏi các nhà quản lý nhìn nhận công việc của mình thật nghiêm túc vì chính công tác quản lý này sẽ giúp xem xét các tác động bên trong, lẫn bên ngoài vào mô hình BIM. Trong nội bộ quản lý dự án, họ cũng cần đánh giá lại vai trò, trách nhiệm của mình trên cương vị là một nhà quản lý ở mọi cấp và tổ chức của dự án. Bên ngoài họ phải đảm nhiệm vai trò như “một nhà tích hợp” để tạo điều kiện sử dụng BIM thuận lợi trong toàn bộ vòng đời dự án.
Tất cả những thông điệp trên đều rất quan trọng và thiết thực trong thời đại ngày nay – khi mà dữ liệu và thông tin ngày càng phong phú trong các quá trình phân phối theo mô hình tập trung của ngành xây dựng. Một người quản lý dự án, nếu biết khai thác hết sức mạnh dữ liệu các thông tin này, sẽ phát triển được hết tiềm năng của mô hình BIM, cũng như các chức năng liên quan khác của dự án.
Thông qua khả năng truyền thông trực quan, quản lý cơ sở dữ liệu thông tin và khả năng tương thích với quá trình phân tích, BIM ngày càng trở nên hữu ích cho các nhà thầu lẫn chủ đầu tư, từ việc thiết kế, xây dựng đến công tác quản lý vận hành – xuyên suốt vòng đời của công trình.
Tải miễn phí tài liệu “BIM dành cho quản lý dự án” (bản tiếng Anh) tại đây
Biên dịch: Đạt Nguyễn
Biên soạn: HBN