Autodesk đã tiết lộ mô hình 3D sẽ được sử dụng trong quá trình khôi phục và sửa chữa toàn bộ công trình Tháp Eiffel bao gồm tất cả 2,4 km vuông. Mô hình này sẽ được Hội đồng Paris sử dụng để tham gia trong quá trình thiết kế và xây dựng; cho phép cả người dân Paris và khách du lịch cùng trải nghiệm Tháp Eiffel theo cách mà họ chưa bao giờ có trước đây – 3D ảo.
Autodesk là nhà cung cấp công nghệ duy nhất hợp tác với Thành phố Paris trong dự án độc đáo này và sử dụng Mô hình Thông tin Xây dựng (BIM) để tạo ra mô hình đô thị lớn nhất trên thế giới, hoàn chỉnh với các tòa nhà, đường xá, các cơ sở hạ tầng, những khu vực dành cho người đi bộ, nội thất đô thị và khu vực cây xanh xung quanh công trình.
Sự chính xác đến tuyệt đối của dự án là một thách thức thú vị đối với đội tạo lập dữ liệu mô hình của Autodesk. Để lập bản đồ các chi tiết của khu vực rộng 2,4 km vuông này, các kĩ sữ đã phải quét Lidar để tạo ra 194 điểm đám mây, chụp ảnh trên không với độ chính xác từ 2 đến 5cm tùy theo khu vực và tạo ra dữ liệu đám mây điểm nặng tới 342 GB (bao gồm 10,3 tỷ điểm), tất cả đều được sử dụng Autodesk InfraWorks và 3ds Max.
Tại sự kiện được tổ chức tại Tòa thị chính Paris, Jean-Louis Missika – Phó Thị trưởng thành phố Paris, phụ trách quy hoạch đô thị, kiến trúc, dự án Grand Paris và Jean-François Martins – Phó Thị trưởng Paris , phụ trách thể thao, du lịch, Olympic và Paralympic Games, cũng tiết lộ 4 đội/ kiến trúc sư cạnh tranh để thiết kế lại khu vực Tháp Eiffel. Đó là Gustafson Porter + Bowman and BIM; AL_A và Quatorze-ig; Agence ter và Arcadis; và kiến trúc sư KOZ!
Trong vòng 1 năm tới, Autodesk sẽ làm việc với các đội để mô tả tình trạng tháp Eiffel hiện tại cho 4 đội, đồng thời Autodesk cũng sẽ cho phép họ truy cập vào một phiên bản đơn giản của mô hình 3D để sử dụng trong các giai đoạn khác nhau trong quá trình cạnh tranh. Mô hình này sẽ giúp minh họa khả năng hiển thị của các thành phần thiết kế dự án từ các góc nhìn khác nhau, giúp các nhóm tạo ra các đề xuất riêng cho không gian đô thị. Ngoài ra, mô hình đó cũng sẽ được ban giám khảo sử dụng trong lần đánh giá cuối cùng của bốn đề xuất đến từ 4 đội để hiểu rõ hơn về chúng.
4 mẫu thiết kế của 4 đội sau đó sẽ được công bố vào mùa xuân năm 2019, và việc xây dựng dự án chiến thắng sẽ bắt đầu vào năm 2021. Việc cải tạo khu vực Tháp Eiffel, bao gồm Vườn Trocadéro và Champ de Mars, sẽ được hoàn thành ngay trước thế vận hội mùa hè năm 2024, và trước các sự kiện lớn khác bao gồm Triển lãm Universal năm 2025 và World Cup bóng bầu dục năm 2026.
Bên cạnh đó, thủ đô Paris cũng sẽ cần phải giải quyết những thách thức ngày càng gia tăng liên quan đến năng lượng, môi trường, mạng lưới cung cấp, di động, hậu cần, quản lý chất thải và an ninh của khu vực. Không chỉ vậy, đối với thành phố nổi tiếng về lũ lụt như Paris cũng khiến các nhà khoa học khí hậu phải nghiên cứu những biện pháp cần thiết để ngăn chặn những thiệt hại này.
Trong khi dự án này đang diễn ra tại Paris, chúng tôi hy vọng tác động của nó sẽ được cảm nhận trên toàn thế giới.
Dân số ngày càng tăng, tài nguyên suy giảm, sự thiếu kém về kỹ năng, và lợi nhuận kinh doanh bị ép chỉ là một số áp lực đang đè dần lên các công ty xây dựng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, họ còn phải thách thức với việc xây dựng các dự án đúng thời hạn, hiệu quả về mặt chi phí nhiều hơn với ít khí thải carbon hơn, thân thiện với môi trường hơn.
Nhưng quá trình BIM, cũng như các công cụ kỹ thuật số khác và các công nghệ hỗ trợ đám mây có câu trả lời. Chúng có thể giúp các kiến trúc sư, kỹ sư và nhà thầu trực quan hóa thiết kế trước khi chúng được xây dựng, dẫn đến các dự án hiệu quả và chính xác hơn. Họ cũng cho phép sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các đội vì các thiết kế có thể được truy cập từ mọi nơi, bất cứ lúc nào.
Dự án Tháp Eiffel là một trong những ứng dụng BIM có uy tín nhất trên toàn thế giới về loại dự án đô thị này, và một ví dụ tuyệt vời về cách mà một thành phố – thậm chí là một chính phủ – có thể khai thác các công nghệ kỹ thuật số mới để thúc đẩy tự động hóa trong ngành xây dựng.
Nicolas Mangon, Phó chủ tịch cấp cao AEC chiến lược và tiếp thị kinh doanh tại Autodesk, cho biết: “Autodesk tự hào được cộng tác trong dự án mang tính bước ngoặt này và có một nền tảng để giới thiệu cho mọi người trên khắp thế giới. Trong khi Pháp là một trong những quốc gia dẫn đầu BIM và các công cụ kỹ thuật số khác thông qua Kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số cho xây dựng (PTNB), vẫn còn những người khác chưa được thuyết phục về sức mạnh của BIM và các công nghệ kỹ thuật số. Chúng tôi hy vọng rằng sự thành công và lợi ích của dự án Tháp Eiffel sẽ khuyến khích các quốc gia bắt đầu thực hiện các phương pháp kỹ thuật số – như BIM hay công nghệ đám mây điểm – 1 cách nghiêm túc như tương lai của ngành công nghiệp AEC.”
Các con số
- Hàng nghìn giờ chụp dữ liệu
- 4 km vuông
- 342 GB dữ liệu đám mây điểm được sử dụng để xây dựng các yếu tố của mô hình (địa hình, tòa nhà, tượng và đồ nội thất thành phố)
- Đám mây điểm tích lũy chứa 10,3 tỷ điểm và bao gồm 0,93 km vuông
- 8.200 cây mô hình, 1.000 tòa nhà, ba cây cầu, 25 bức tượng và hàng trăm đồ đạc ánh sáng, băng ghế và đồ đạc công viên
Để biết thêm thông tin về dự án này, vui lòng truy cập https://www.paris.fr/actualites/un-appel-a-projets-pour-reamenager-la-tour-eiffel-5397
Theo TheBIMhub
Biên dịch: Dương Duy Hưng
——-
Vui lòng ghi rõ nguồn vietnambim.net khi đăng tải lại bài viết này