BIM – Khắc phục khó khăn khi chuyển dữ liệu COBie tới nhà thầu
Các bạn có thể tìm hiểu về khái niệm COBie tại đây
Dữ liệu COBie – Yêu cầu từ phía nhà thầu
Trong phần thứ 3 của buổi phỏng vấn với người phát minh ra COBie – Tiến sĩ Bill East, đã chỉ rõ các khó khăn gặp phải trong việc cung cấp COBie tới nhà thầu và đưa ra các biện pháp để khắc phục chúng. Dưới đây là cuộc phỏng vấn mà phóng viên thực hiện với TS. Bill. Hãy xem ông nói gì về COBie – Construction Operations Building Information Exchange (Tạm dịch: Mạng lưới trao đổi thông tin xây dựng – vận hành công trình)
Vì sao một số nhà thầu vẫn gặp vấn đề khi sử dụng COBIe?
Với 30 năm kinh nghiệm trong công tác thiết lập, vận hành hệ thống công nghệ thông tin cho chính phủ Mỹ, một câu hỏi tôi luôn trăn trở và cũng là mục tiêu cao cả nhất của công việc này, đó chính là khát vọng thay đổi, sáng tạo ra một hệ thống mới với quy trình hoạt động tốt hơn, cải thiện được những hao tổn mà hệ thống cũ còn nhiều thiết sót gây ra.
Làm thế nào để bàn giao thông tin công trình một cách hiệu quả là một vấn đề đáng suy ngẫm ngày nay. Cách làm phổ biến hiện nay là các thực tập sinh được đào tạo để sao chép, đối chiếu thông tin thu thập được trong phòng dữ liệu, các nhà thầu lại sử dụng những nhân viên có kinh nghiệm trong việc thu thập thông tin công trình chỉ để tìm hiểu dữ liệu các thiết bị lắp đặt. Các hộp, đĩa đựng kết quả giấy tờ đều được chuyển giao nhưng chúng chẳng mấy khi được rà soát lại, tệ hơn nữa có thể chúng bị vứt bỏ một xó nào đó do chẳng có ai sử dụng đến.
Một bằng chứng cho thấy cách làm việc trên không hề đem lại hiệu quả được thể hiện rõ tại một cơ quan chuyên môn của chính phủ liên bang Mỹ. Cơ quan này bắt đầu thu thập lại thông tin cũ chỉ khi chuyển sang giai đoạn vận hành công trình, và đương nhiên cách làm này không hề hiệu quả, do chúng ta cần rất nhiều thời gian, thậm chí đến vài năm để tìm hiểu, chuẩn bị thông tin thì mới có khả năng kiểm soát tòa nhà, hay những yêu cầu bảo dưỡng cấp thiết khác.
Vậy tại sao COBie lại gây khó khăn cho nhà thầu? Khi các nhà thầu phải chỉnh sửa lại chính sách bàn giao xây dựng họ đề ra trước đó, đồng nghĩa với việc họ phải tự thừa nhận rằng họ làm việc có sai sót. Và khi đó, tất cả đều quay ra biện minh rằng cách làm việc của họ từ trước đến nay vẫn vậy, có sai sót thì là do một khâu nhỏ nào đó thôi chứ không phải do cách họ tổ chức, sắp xếp công việc.
COBie khắc phục những vấn đề này như thế nào?
Mỗi bit dữ liệu trong COBie đều tồn tại trên giấy hoặc trên các thư mục điện tử tạo bởi hợp đồng hoặc các công ước trong dự án xây dựng. Trong mọi đất nước có ngành công nghiệp phát triển, nếu một nhà máy sản xuất, nhà cung cấp hay một mô hình số muốn bàn giao thông tin với nhau thì mọi thông tin này đều phải ghi lại và được chấp thuận xong xuôi thì việc mua bán mới được diễn ra.
Mỗi quốc gia, mỗi loại hợp đồng với chủ đầu tư khác nhau sẽ có một loại hình thức, người phê duyệt khác nhau, nhưng thông tin phải đảm bảo được tính nhất quán. Quy trình quản trị COBie dựa trên việc nắm bắt thông tin xuyên suốt quá trình phê duyệt sản phẩm. Quy trình này có một tên gọi khác chính là: “quy trình bàn giao tinh gọn” (“lean-handover”).
Những lợi ích thu được từ COBie trong suốt quá trình xây dựng là gì?
Thu thập thông tin từ những dự án đã kết thúc sẽ cho ta biết những loại thiết bị nào đang được cài đặt nhưng đã hết giá trị sử dụng, từ đó ta có thể loại bỏ chúng để tránh việc chi phí duy trì, bảo dưỡng tăng lên. Do đó, việc thuê các thực tập sinh, nhân viên để thiết lập lại thông tin cũ đã được bàn giao trong tập tin trước đây đã không thực sự còn cần thiết nữa.
Các nhà thầu có thể cung cấp thông tin bàn giao trước khi quá trình xây dựng diễn ra để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hợp đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể vận hành tòa nhà của mình một cách trơn tru ngay khi đưa vào sử dụng do các yêu cầu, tiêu chuẩn công trình đã được đảm bảo.
Tại sao không có nhiều nhà thầu thực hiện COBie theo cách này?
Hiện nay, mọi người đều mang suy nghĩ: làm việc có hiệu quả hay không cũng chẳng quan trọng, miễn là tạo ra được lợi nhuận. Cho nên, trừ khi chính phủ hay một nhà thầu nào đó có yêu cầu thay đổi, ủy thác, thì còn lâu công cuộc COBie mới được áp dụng.
Có một nhà thầu hỏi lí do tại sao tôi chọn sử dụng COBIe dù biết rằng việc này có thể dẫn đến rủi ro làm giảm thiểu lợi nhuận. Lí do rất đơn giản, lợi nhuận không những giảm mà còn tăng lên do các nhà thầu sẽ tối giản được chi phí mà vẫn có thể giữ nguyên giá dự thầu, và chỉ phải thay đổi khi giá của các đối thủ cạnh tranh khác cũng giảm xuống. Về lâu về dài, nhiều nhà thầu đã áp dụng phương pháp bàn giao tinh gọn này (lean-handover), và việc áp dụng sớm phương pháp này đem lại rất nhiều lợi nhuận cho nhà thầu do các công nhân viên tự làm việc có năng suất hơn.
Một nhà điều hành quản lý khác lại có lí do họ khiến họ không muốn sử dụng COBie như sau: “Chúng tôi mất công đào tạo các thực tập sinh, nên đương nhiên tôi muốn họ phải làm thật nhiều việc để bù đắp lại những chi phí ấy.” Đáp lại câu nói này, tôi hỏi: “Vậy anh nghĩ những nhân viên này muốn tiếp tục làm cho công ty anh trong vòng bao lâu nữa?” Nếu được đổi lại để trả lời câu hỏi với tư cách là một nhân viên, tôi sẽ dừng làm việc ngay tức khắc ngay khi gặp được cơ hội mới.
BIM có vai trò gì đối với COBie trong ngành xây dựng?
Một thiết kế BIM chất lượng cao có thể khởi động cầu nối COBIE ngay khi bắt đầu xây dựng. Như những cuốn sách tôi đọc gần đây nói về việc COBie đã sử dụng Revit và ARCHICAD như thế nào. Tôi đang làm công việc cải thiện chất lượng thiết kế dữ liệu BIM.
Những người thực hiện tốt nhất của chúng tôi có thể liên tục cung cấp thông tin COBie phù hợp với các tài liệu hợp đồng. Tuy nhiên, do hầu hết các chủ sở hữu không kiểm tra lại chất lượng các sản phẩm thiết kế COBie của mình, các nhà thầu vẫn phải làm thêm một thao tác nữa là sửa chữa lại dữ liệu.
Thật lòng mà nói, do các tệp BIM thiết kế tôi nhận được gần đây đều có chất lượng kém, việc chỉnh sửa lại các dữ liệu này cũng khá tốn thời gian, nên kế hoạch phát triển COBie từ bản vẽ CAD hay PDF của tôi chưa thể thực hiện được.
Để thu thập thông tin bàn giao hiệu quả, chúng ta cần chú trọng vào công tác Quản lý thông tin, chứ không chỉ quan tâm đến cách Xây dựng mô hình thông tin ra sao. Trên thực tế, dữ liệu COBie có thể được thu thập và quản lý bằng cách chuyển đổi các hình thức và quy trình quản lý hợp đồng xây dựng. Và đây cũng sẽ là tiền đề phát triển cho một cuốn sách COBie trong tương lai.
Người dịch: Ngọc Hà
Nguồn bài viết: http://www.bimplus.co.uk/people/cobie-contractors-requirements/
Biên soạn: HBN