Sử dụng mô hình BIM vào công tác quản lý cơ sở hạ tầng giúp tiết kiệm chi phí ở mọi mức độ
Trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng mang qui mô lớn, nhìn chung các nhà thầu luôn quan ngại về sự không thống nhất giữa công tác quy hoạch và việc phải quản lý chi phí sao cho luôn đúng trong kế hoạch. Đặc điểm chung của các dự án xây dựng lớn là chúng thường được lên kế hoạch trước, và khi công tác xây dựng diễn ra, chúng hầu hết đều nảy sinh những vấn đề như sau: chi phí tăng vượt mức dự toán, hay những thay đổi chính sách, tiêu chuẩn xây dựng hàng năm từ nhà nước, chính quyền địa phương…
Mặc dù mọi thứ đều được chuẩn bị để sẵn sàng phục vụ cho tất cả các kế hoạch đó; việc đạt được sự thỏa thuận giữa tất cả các bên liên quan đến dự án vẫn là một thách thức chưa được giải quyết triệt để. Một trong những hậu quả nghiêm trọng của cách làm việc chưa thống nhất này gây ra đó chính là việc chi phí vượt quá mức dự toán. ‘Herald net’ trích dẫn lời của Elaine Chao – một thư ký trong ngành vận tải, cô nhấn mạnh rằng làm việc với BIM chính là phương thức đầu tư tối ưu trong cơ sở hạ tầng để có thể tránh việc chi phí lên cao vượt kế hoạch. “Việc chúng ta xây dựng và vận hành dự án cũng quan trọng như việc chúng ta đầu tư vào dự án này ra sao.”
BIM có vai trò như thế nào trong ngành công nghiệp AEC?
Trong ngành vận tải, sự phát triển cơ sở hạ tầng có ý nghĩa đặc biệt, giúp kết nối các cơ quan chính quyển, địa điểm di chuyển công cộng, những người phụ trách và cơ quan vận chuyển ở địa phương và các chuyên gia của công ty xây dựng. Để tối ưu hóa tiết kiệm ngân sách, BIM cung cấp những thông tin chi tiết cho các bên hữu quan bằng chức năng Virtual design and construction [VDC] nhằm giúp họ kiểm soát được chi phí ngân sách.
Thực tại, chức năng này của BIM còn vượt xa hơn thế. Nó cung cấp những kế hoạch chính xác, chặt chẽ và những kế hoạch này được phối hợp với nhau để có thể lập tiến độ xây dựng bao gồm cả công việc thuê máy móc, vật tư, nhân công để thực hiện được những công tác thiết yếu trên công trường. Tiết kiệm chi phí và chi tiêu sao cho hiệu quả là vấn đề mà chủ đầu tư và các nhà giám sát dự án rất mong muốn được chính phủ chấp thuận trong giai đoạn đấu thầu và phê duyệt đấu thầu. BIM quản lý tất cả những khía cạnh đó thông qua phương tiện kỹ thuật số có khả năng đưa ra những yêu cầu thông tin chính xác – RFIs (request for information) như: văn bản xây dựng, cách điều phối, kết hợp và đưa ra quy định làm việc cho các hoạt động của bộ môn tham gia và nhiều hơn thế nữa.
BIM mang lại lợi ích về tài chính
Vì những tính năng tuyệt vời của BIM được đưa ra, các nhà thầu nói chung trên toàn cầu đang tìm hiểu và triển khai các dịch vụ của BIM. Nếu chúng ta nhìn vào những thống kê về việc ứng dụng BIM ở Anh có thể thấy chính phủ Anh đang tích cực phổ biến các chính sách với mục đích tiết kiệm chi phí từ 15% đến 20% cho tất cả các dự án công. Điều này đã được dự kiến từ năm 2009 khi BIM được áp dụng lần đầu tiên. Và cho đến năm 2015, họ đã tiết kiệm được gần 900 triệu Euro tương đương gần 1 tỷ USD.
Dựa vào thống kê nói trên, nếu một nền kinh tế phát triển như Mỹ bắt đầu sử dụng BIM với cấp độ tương đương ở Anh, thì nếu cứ một dự án 1 nghìn tỷ USD sẽ tiết kiệm cho chủ đầu tư 200 triệu USD. Thực tế, tất cả công việc trên đều được chuyển giao sang cho BIM thực hiện, điều tuyệt vời này không chỉ mang lại những lợi ích về tài chính mà còn giúp phát triển hiệu quả và chất lượng hơn cho cơ sở hạ tầng về lâu về dài.
BIM cho sự phát triển toàn cầu
Hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã có những nhóm người hiểu rõ về BIM, có đủ kiến thức để truyền bá nhận thức và giảng dạy cho các chuyên gia trong AEC và giúp họ triển khai BIM vào các dự án của chính họ. Thực tế, khi BIM được ứng dụng trong việc phát triển công trình hạ tầng kỹ thuật tại một quốc gia nào đó, chúng ta thường bỏ qua hiệu ứng xếp chồng địa điểm địa lý của quốc gia này với các quốc gia khác (cascading effect) – một điều hết sức quan trọng do nó đem lại rất nhiều thuận lợi trong việc xây dựng hệ thống giao thông quốc tế, giúp tăng trưởng nền kinh tế của mỗi đất nước.
Ở các nước châu Âu, họ đều có mạng lưới đường bộ và tuyến đường sắt di chuyển liên kết nhiều quốc gia với nhau. Channel Tube là một mang lưới đường sắt rất phổ biến, trước đây nó kết nối Anh, Pháp với Bỉ, còn bây giờ nó kết nối cả mạng lưới châu Âu. Còn ở Bắc Mỹ cũng có rất nhiều mạng lưới đường cao tốc được phát triển mạnh mẽ, ví dụ như ở Puerto Rico. Nền kinh tế của các quốc gia sẽ phát triển bền vững và lâu dài khi hệ thống giao thông của các nước đó cũng phát triển, và nếu vận tải quốc tế được thúc đẩy mạnh, chuyển biến kinh tế giữa các khu vực sẽ càng thay đổi tích cực hơn nữa.
BIM mang lại những hiệu quả mới trong việc nâng cấp, cải tiến
Khi một trong số các quốc gia trên bắt đầu đầu tư vào BIM thì thậm chí, tổng chi tiêu của họ cũng sẽ được tối ưu hóa một cách tự động. Thực chất việc cải tiến nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ kêu gọi được nhiều nguồn đầu tư lớn và các nhà tài trợ bên ngoài. Những khoản tiền này có thể được tiết kiệm và sử dụng hiệu quả cho những việc như thay thế hay sửa chữa mạng lưới đường sắt, đường bộ quốc tế đã xuống cấp.
Ước tính tuổi thọ kết cấu, thiết lập các kế hoạch kiến trúc cho sự đổi mới, phân loại vật liệu xây dựng, quản lý máy móc thiết bị, vật tư, nhân công,… là tất cả những công việc có thể được hoàn thành một cách hiệu quả với BIM. Quan trọng hơn nữa, BIM sẽ giúp các nhà thầu và các kỹ sư trên công trường lập kế hoạch thi công hiệu quả, giảm thiểu lãng phí và trường hợp trùng lặp công việc do sai sót, điều này cũng gián tiếp giảm thiểu chi phí tổng thể.
Có thể tổng hợp lại rằng, BIM sẽ giúp tiết kiệm và thúc đẩy các dự án khác nếu nó được áp dụng thành công trong dự án đầu tiên. Việc tiết kiệm ngân sách cho các dự án quản lý bất động sản, giảm thiểu lãng phí không cần thiết, lặp lại công tác do sai sót và sử dụng tài nguyên hiệu quả thậm chí sẽ còn dẫn đến sự phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng hiện có một cách mạnh mẽ.
Một chuyên gia đã nói rằng:”A penny saved is a penny earned” ( Tiết kiệm được một đồng cũng như kiếm thêm được một đồng). Việc phát triển cơ sở hạ tầng là một sự đầu tư tốn kém trong ngành vận tải, do vậy các nhà thầu ứng dụng BIM sẽ chỉ yêu cầu chi tiêu những thứ cần thiết – những thứ giúp họ đảm bảo được ngân sách chi phí theo kế hoạch định trước.
Nguồn: thebimhub.com
Người dịch: Nguyễn Mạnh Cường
Biên soạn: HBN