BIM – CON NGỰA THÀNH TROY CỦA CÁC KIẾN TRÚC SƯ
Vai trò của các kiến trúc sư đã thay đổi trong những năm gần đây. BIM có thể giúp những người trong nghề giành lại vị thế trong các dự án.
Đã có rất nhiều sự thay đổi trong cách mà nền công nghiệp xây dựng vận hành trong suốt hơn 40 năm qua. Trong khi một số được cho là tốt, một số thì cho là không tốt lắm, và đặc biệt hơn đó là rất tốt (nổi bật). Một lần gần đây tôi được hỏi về tương lai ngành kiến trúc, tôi dẫn lời của George Santayana: “Tiến bộ, không chỉ cần thay đổi, mà còn phụ thuộc vào sự kiên trì. Ai lãng quên quá khứ thì kiểu gì cũng sẽ lặp lại quá khứ”
Thứ nhất, xem xét mức suy giảm về lòng tin giữa chủ đầu tư, nhà thiết kế, và nhà thầu – Và vẫn vô cùng nhẹ nhàng khi gọi đó chỉ là sự suy giảm. Sự thay đổi lớn trong quy mô của các hợp đồng tư vấn và hợp đồng thông thường là một minh chứng. Với cương vị là một luật sư trẻ, tôi đã học được nhiều điều về loại hợp đồng Xây dựng phổ biến nhất, E5b, một loại hợp đồng tiêu chuẩn được phát hành bởi Hiệp hội các nhà Xây dựng Úc và Viện kiến trúc Hoàng gia Úc. Nó dài khoảng 40 trang và hiếm khi vượt quá số trang trên. Hiện tại, loại hợp đồng này thường khiến người trong nghề “cạn cả nước mắt”.
Thứ hai, vai trò cố vấn chủ đạo và đáng tin cho chủ đầu tư của kiến trúc sư hiện không còn rõ ràng như trước. Trước kia, kiến trúc sư chịu trách nhiệm về thiết kế, soạn hồ sơ, mua sắm và giám sát công trình cũng như quản lí hợp đồng. Giờ đây những giám đốc dự án, luật sư, cố vấn/ kiểm toán viên gần như chia sẻ nhau hầu hết các vai trò đó, cản trở cả vai trò thiết kế và soạn hồ sơ. Phí cho các kiến trúc sư, cũng như cho các kĩ sư và các giám đốc dự án bị giảm đến mức báo động.
Thứ ba, vấn đề công nghệ – các công cụ thiết kế 3D, 4D và 5D, giao tiếp qua email, hội thảo qua điện thoại và video với chi phí thấp. Chúng tỏ ra vượt trội về tính hiệu quả, chính xác và tốc độ truyền thông tin. BIM cho phép kiến trúc sư thấy trước và chỉ ra các vấn đề trong phối hợp cũng như các xung đột, vấn đề trong và ngoài công trình, về ánh sáng và khí hậu, dĩ nhiên là cả kế hoạch về “tính xây dựng được”. Sức mạnh của BIM trong cách mạng hóa ngành quản lý tài sản là không thể chối cãi.
Vậy, điều gì đã thúc đẩy hai thay đổi đầu tiên, và cơ hội nào dành cho kiến trúc sư?
Các loại hợp đồng tiêu chuẩn ngành chiếm ưu thế trên thị trường những năm 1960 và 1970 được xây dựng và phát triển bởi các nhà thầu và các kiến trúc sư từng vô cùng thuận lợi. Chiến tranh công nghiệp và siêu lạm phát đã dẫn đến sự sụp đổ của một vài nhà thầu lớn trong những năm 70, đã làm tổn hại lớn đến những nhà đầu tư. Cho đến cuối những năm 70, các nhà đầu tư một mặt chịu tác động của chiến tranh, mặt khác chịu tác động của chi phí thương mại từ sự gián đoạn đi kèm bắt nguồn từ các hợp đồng lỗi.
Loại hợp đồng tiêu chuẩn truyền thống đã không bảo vệ được quyền lợi của chủ đầu tư. Chủ đầu tư khối công đã bắt đầu phát triển loại hợp đồng của riêng họ từ những năm 1970, khối tư nhân cũng nối gót sau đó một thập kỷ.
Chính việc phát sinh, lan tràn của hoài nghi trong suốt thời gian này đã góp phần nâng tầm các kiến trúc sư thành các giám đốc dự án, cũng như dẫn tới sự tham gia nhiều hơn của luật sự trong quá trình xây dựng. Với tần số xuất hiện các vụ kiện tụng và tranh chấp xung quanh các dự án, luật xây dựng chuyển từ một vùng trũng ít ai quan tâm sang một khu vực phát triển vô cùng mạnh về hành nghề pháp lý.
Từ cuối những năm 1980 trở đi, các chủ đầu tư đã cho rằng thay đổi mang tính chìa khóa cho tiêu chuẩn ngành và các loại hợp đồng xây dựng khác: sự chia tách vai trò của kiến trúc sư với tư cách là quản trị viên hợp đồng và người phân xử. Điều này nhận các phản ứng dữ dội từ những người trong nghề, nhưng các chủ đầu tư phản biện rằng nó không thích hợp cho người làm thiết kế, soạn hồ sơ công việc cũng như để phân xử các khiếu nại về sự thay đổi và kéo dài thời gian phát sinh từ khâu thiết kế và lập hồ sơ.
Trở ngaị đến việc phân hóa vai trò công việc, khiến người kiến trúc sư phải thiết kế và lập hồ sơ, theo góc độ của tôi là một sai lầm. Điều này là cơ hội để viết lại cách hợp đồng được quản lí, để phân chia vai trò xét xử, để họ quản lí hợp đồng. Nếu không làm như vậy, các nhà quản lí dự án có thể tự quảng cáo mình là những người quản lí hợp đồng và người phân xử công tâm. Chủ đầu tư đã tự đảm nhận vai trò đó, cắt giảm phí trả cho kiến trúc sư, và quan sát kĩ càng như những chủ nhiệm dự án, nhiều trong số họ là những nhà thầu trước đây- đã tự bảo vệ mình bằng hợp đồng xây dựng chống lại rủi ro vô cùng chặt chẽ. Sự giảm sút vai trò các kiến trúc sư được nhấn mạnh bởi việc áp dụng rộng rãi các hợp đồng thiết kế và xây dựng, với việc kiến trúc sư ban đầu được chủ đầu thuê nhưng sau lại trở thành nhà thầu chính.
Kết quả là nhà thầu được khuyến khích để “quản lý giá trị” thiết kế, để làm rẻ đi chi phí chất lượng của các thành phần. Chủ đầu tư mất đi danh tiếng và lòng tin. Kiến trúc sư mất đi vai trò cố vấn đáng tin cậy, quan tâm đến tính năng dài hạn của thiết kế và dịch vụ hoặc lợi ích của công việc hoàn thành đối với người sử dụng cuối cùng.
Nói ngắn gọn, các kiến trúc sư đã bị thị trường hóa.
Hiện tại, có một cơ hội mới cho dân trong nghề – hoặc ít nhất là cho các công ty tư nhân – để nắm thế chủ động và quay lại đầy mạnh mẽ trong tương lai. Một điều mà chủ đầu tư mong muốn trên hết tất thảy là khả năng dự đoán. Khi được áp dụng toàn diện từ khi hình thành ý tưởng đến khi quản lý tài sản, BIM có khả năng cung cấp cho khách hàng sự đảm bảo lâu dài về kết quả đầu ra. Có thể nói, BIM có thể trở thành con ngựa thành Troy hoàn hảo của thế kỷ 21, cho phép người cầm dây thuyết phục khách hàng một cách tốt hơn để từ đó đưa ra những kết quả có thể đoán trước.
Công nghệ BIM 5D giảm tối thiểu rủi ro những kết quả không đoán trước về thời gian, chi phí cũng như chức năng. Nó cung cấp dữ liệu quản lí công trình then chốt để cho chủ đầu tư, những người sử dụng cuối cùng và nhà đầu tư thấy trước thành quả, thậm chí trước khi hố móng được đào. Ngay cả với chiến lược hợp đồng thiết kế xây dựng, các hệ quả của sự thay thế tiềm lực nghèo nàn trên cơ sở chi phí có thể được chỉ ra và chứng minh.
Ai là người đáng tin, là người cố vấn chính phụ trách công việc này? Trước tiên và trên hết phải là những kiến trúc sư.