Q&A: PETER TREBILCOCK, CAPITA

GIỮ NGỌN LỮA BIM BÙNG CHÁY

Kiến trúc sư Peter Trebilcock – Giám đốc Trung tâm Balfour Beatty’s BIM Centre of Excellence là một trong những người tiên phong cho công cuộc cách mạng ngành AEC, trong đó ông đặc biệt chú trọng vào công tác ứng dụng BIM trong các dự án xây dựng. Ngoài ra, ông cũng chia sẻ đôi lời về mong muốn được thử sức với phương án làm việc mới – phương pháp số hóa cho team của ông tại Capita, nơi ông giữ trọng trách nặng nề và quan trọng nhất vào hồi tháng Tư vừa rồi.

“Ông có thể giới thiệu một chút cho độc giả về công ty và công việc hiện nay của ông được không?”

 Trưởng phòng kiến ​​trúc ở Capita phải mang trọng trách và nhiệm vụ nặng nề khi chịu trách nhiệm quản lý gần 80 nhân viên kiến ​​trúc tại bốn trụ sở văn phòng ở Anh. Các khối văn phòng này được thương mại hóa thành hai phần riêng biệt gồm Capita Architecture và ESA.

Capita Architecture liên quan đến các dự án trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và quốc phòng, bao gồm Bệnh viện Hoàng gia Leicester, trạm xe buýt mới cho Blackburn và xây dựng cơ sở khác cho Bộ Ngoại giao.

Phạm vi hoạt động của ESA chủ yếu xoay quanh khu vực văn phòng, dân cư, công trình di sản và các dự án tích hợp. Các công trình đã hoàn thành gần đây bao gồm Tòa nhà Bower, một văn phòng được trao giải thưởng ở Thames Valley, và dự án tích hợp Oriana ngay giữa phố Oxford Street.

Để giữ vị trí vô địch trong mảng kỹ thuật số, chúng tôi có một cam kết là mọi dự án xây dựng chúng tôi được ủy thác đều phải áp dụng BIM. Hiện tại, mọi hoạt động kinh doanh bất động sản của công ty cũng đã được cập nhật cấu trúc BIM mới, đồng thời tôi cũng đã ủy thác một vài chuyên gia quản lý, giám sát các tài sản trên dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn nhất định.

“Ông có thể chia sẻ cho chúng tôi biết thêm một chút về dự định tương lai của ông được không?”

Chúng tôi đã lên kế hoạch kinh doanh kiến ​​trúc trong vòng 2 năm. Hầu hết các kiến ​​trúc sư trong team mới chỉ bắt đầu học cách sử dụng các bộ công cụ kỹ thuật số, tuy nhiên việc áp dụng các công cụ mới này đang được lan tỏa rộng rãi trên từng cơ sở của công ty. Vì vậy, chúng tôi đã thiết lập một mạng lưới văn phòng chéo, với mục đích chia sẻ ý tưởng và kiến ​​thức cũng như phát triển một vài bộ tiêu chuẩn mẫu.

Bên phía ESA của doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ VR (thực tế ảo) vào các dự án. Trong tương lai, chúng tôi muốn mở rộng số lượng sử dụng công nghệ này trên toàn bộ doanh nghiệp.

Một điều nữa trong danh sách nhiệm vụ chúng tôi cần làm đó là chuẩn hóa thư viện sản phẩm – thứ mà nhân viên đang sử dụng tại từng trụ sở văn phòng khác nhau.

Mặt khác, để củng cố mối quan hệ với các đối tác, chúng tôi cũng chú trọng phát triển toàn diện khi đầu tư vào các lĩnh vực khác liên quan đến ngành xây dựng. Để mỗi khi cơ hội phát sinh, chúng tôi đã đều sẵn sàng cung cấp từng phương pháp làm việc BIM đến từng ngành khác nhau.

“Công ty của ông đang cung cấp một lộ trình cho BIM Level 2 phải không?”

Chúng tôi được thành lập với mục đích cung cấp một lộ trình cho BIM Level 2. Hiện tại, chúng tôi đã xây dựng được một nhà tù theo mô hình này, với các thông số tòa nhà và các đặc tính đều được chuyển giao khi hoàn thành.

Hiện tại, khách hàng của chúng tôi ở khu vực tư nhân lẫn khu vực nhà nước đều không yêu cầu áp dụng BIM vào dự án, mặc dù vậy, chúng tôi vẫn theo đuổi con đường đầy chông gai, thử thách này với mong muốn được trau dồi thêm kỹ năng thiết kế, cũng như cố gắng để bản thân không lạc hậu trong thời đại cách mạng hóa, công nghệ hóa hiện nay.

BIM không được phổ biến rộng rãi do khách hàng nghĩ chi phí để đào tạo được một đội ngũ có trình độ quá tốn kém. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tin rằng mô hình BIM không quản lý dài hạn được cơ sở vật chất và các tài sản khác của công trình.

Một lý do khác, theo tôi, việc áp dụng BIM vào trong các dự án chưa thực sự phổ biến là do các nhà đầu tư chưa có cơ sở vững chắc về kinh tế, cũng như họ vẫn còn chần chừ, miễn cưỡng khi phải thay đổi, đầu tư vào cái mới.

“Hiện tại công ty đang có dự án nào mà BIM được áp dụng tốt nhất không?”

Gần đây, chúng tôi đã bàn giao xây dựng một dự án “nhà tù” áp dụng BIM cấp 2. Ngoài ra, công ty cũng cung cấp các phương án sử dụng BIM cho chính phủ và thành lập một kế hoạch giao nhận vận tải chính cũng ở dạng Level 2.

Các đồng nghiệp của tôi ở mảng quản lý cơ sở hạ tầng cũng đang phân phối BIM cho công việc HS2 của họ. Chúng tôi đang nghiên cứu một loạt các dự án quan trọng bao gồm dự án các khu dân cư đa chức năng ở thành phố lớn, các văn phòng thương mại và nhiều dự án giao thông khác nữa.

“Ông có lạc quan cho rằng ngành công nghiệp đang đi đúng hướng về mảng số hoá không? Và nếu có thể thì ông muốn thay đổi điều gì?”

Ngành công nghiệp chắc chắn sẽ tiến lên phía trước, nó đang đi rất đúng hướng dù có chậm hơn nhiều so với dự tính ​​ban đầu khi bắt đầu thành lập ​​BIM cấp 2.

Ngoài ra nếu muốn phát triển nhanh hơn, ta cần phải có sự hợp tác từ QS, MEP và chuỗi cung ứng khác, bao gồm nhóm quản lý và cả những người không tham gia sản xuất bản vẽ thiết kế lẫn để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

“Hiện tại có những loại công nghệ mới nào đang ảnh hưởng lên thiết kế và các phần việc xây dựng còn lại?”

Việc sử dụng công nghệ quét laser – dù đây không phải là công nghệ mới, đang dần trở nên phổ biến, nó có những đóng góp to lớn trong việc phát triển và bảo tồn các bảo tàng, tòa nhà lịch sử và lưu trữ thông tin xây dựng của các tòa nhà đó.

Nguồn dịch: http://www.bimplus.co.uk/people/keeping-bim-flame-burning/

Người biên dịch: Phan Trung Đức

Biên soạn: HBN