Một trong những lĩnh vực đã và đang nhận được rất nhiều sự chú ý gần đây là tự động hóa trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng và kiến trúc. Thật dễ dàng để có thể tìm thấy nhiều tài liệu về chủ đề này và bạn có thể thấy mọi người thảo luận về cách hợp lý hóa những quy trình thiết kế, đơn giản hóa các tác vụ lặp đi lặp lại một cách nhanh chóng và hiệu quả. Là một phần của ngành, chủ yếu là đại diện cho BIM và thiết kế cơ sở hạ tầng, chúng tôi rất vui khi thấy nhận thức cao hơn về tự động hóa và đổi mới trong lĩnh vực này.  Tuy nhiên, thông qua các cuộc thảo luận với các đối tác, đồng nghiệp và những người từ lĩnh vực này nói chung, chúng tôi nhận thấy rằng thường các công ty hoặc là hướng tới những bước nhảy vọt nhanh chóng trong việc áp dụng tự động hóa hoặc chọn cách chơi quá an toàn với những ý tưởng này. Chúng tôi hiếm khi gặp các công ty cố gắng duy trì tốc độ 1 cách tự nhiên và linh hoạt hơn.

Sau buổi thảo luận buổi sáng về những gì mà quá trình tự động hoá quá trình thiết kế BIM chúng tôi đã đi đến một số những kết luận thú vị và vì vậy chúng tôi nghĩ tại sao không chia sẻ tới lượng khán giả đông đảo hơn. Hy vọng rằng, thông tin chi tiết mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang đến sự thúc đẩy cần thiết và đúng hướng cho những người chưa quyết định đi đến tự động hóa và hướng dẫn những người đang đi trên hành trình của mình để tăng hiệu quả. Mặc dù vậy, đây không phải là một bài đọc ngắn, vì vậy đối với những người không đủ thời gian hoặc không thích đọc, chúng tôi có phần TLDR ở cuối.

Mối quan hệ giữa thời gian và chất lượng
Rõ ràng nếu muốn chất lượng cao hơn, bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn. Đáng buồn thay, một kỹ sư / kiến trúc sư thường chẳng bao giờ được dành đủ thời gian để hoàn thành một dự án. Nếu bạn yêu cầu thêm một tháng và bạn nhận được câu trả lời là có thì hẳn đó là ngày vô cùng may mắn của bạn. Sự thúc đẩy từ khách hàng và sự cạnh tranh để hoàn thành các dự án trong thời gian ít hơn đang được coi là một trong những vấn đề cốt lõi trong lĩnh vực AEC. Chúng tôi muốn minh họa một cách sơ lược về vấn đề này với hình ảnh dưới đây:

Lý tưởng nhất, thời gian được cung cấp cho dự án là đủ để tối đa hóa chất lượng càng gần với một mức độ hợp lý nhất định càng tốt. Phần màu xanh lá cây đại diện cho mối quan hệ chất lượng và thời gian tối ưu. Chúng tôi hiển thị ba đường cong chất lượng của dự án dưới dạng đường cong S khác nhau để minh họa rằng hầu hết “chất lượng” không phải lúc nào cũng giống nhau trong cùng 1 thời điểm hay trong 1 cùng  một công việc hay cùng 1 giai đoạn …Các dự án, đặc biệt là các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng, sẽ có các vấn đề khác nhau ngay cả đối với các đối tượng giống hệt nhau, do đó ba đường cong khác nhau trong mỗi minh họa cho thấy tiến trình không đồng đều từ dự án này sang dự án khác. Giai đoạn cuối cùng tương đối bằng phẳng cũng là lúc chúng ta bắt đầu nhận được lợi nhuận giảm dần so với thời gian đầu tư. Hình ảnh bên phải minh họa rằng thời hạn quá nghiêm ngặt và khung thời gian hẹp có ảnh hưởng khác nhau về dự án. Một số trường hợp chất lượng có thể không bị ảnh hưởng nhiều, 1 số trường hợp khác, các kỹ sư / kiến trúc sư sẽ phải cắt đi một số phần quan trọng để phù hợp với khung thời gian. Đối với một công ty kỹ thuật, đôi khi có một dự án chất lượng là không đủ, chúng ta đang hướng tới sự nhất quán về chất lượng đầu ra trong suốt tất cả các dự án.

Bây giờ chúng ta đến với “chất lượng dự án”, 1 khái niệm vô cùng trừu tượng. Không đi sâu vào các cuộc thảo luận mang tính “triết học”, chúng tôi khái quát hóa nó thành 2 phần riêng biệt, đó là: chất lượng của các quyết định của các kỹ sư, chất lượng của mô hình BIM. Để đi sâu hơn, chúng ta có xu hướng mô tả chất lượng mà thiếu đi những sai lầm có thể gây ra tổn thất về tài nguyên (như thời gian, tiền bạc, vv), khi nói về BIM, cũng có nghĩa là nói tới mức độ chính xác của thông tin và của mô hình.

(còn tiếp)