Những đối tượng BIM (BIM objects) là gì?

Chắc hẳn đã có rất nhiều người nghe đến thuật ngữ “đối tượng BIM”, tuy nhiên không phải ai trong số chúng ta cũng hiểu rõ được đối tượng BIM  là gì và mục đích sử dụng của nó ra sao? Nó chứa những thông tin hình học và phi hình học nào? Và điều quan trọng nhất là những thông tin này thuộc loại định dạng gì và chúng ta thể tìm kiếm nó ở đâu? Trong bài viết đầu tiên của chuyên mục này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết “đối tượng BIM” là gì cho bạn đọc cùng tìm hiểu.

Một đối tượng BIM là sự kết hợp đa dạng của nhiều thành phần khác nhau

Đối tượng BIM là những thông tin chi tiết giúp xác định sản phẩm và những hình vẽ đại diện cho các đặc tính vật lý của sản phẩm đó.

Những dữ liệu trực quan làm cho đối tượng dễ hình dung hơn. Lấy ví dụ như trong vùng phát hiện của Dữ liệu hành vi, nó có chức năng định vị đối tượng  và hoạt động giống hệt bản thân sản phẩm trên thực tế.

Có thể chia “đối tượng BIM” thành 2 loại chính, là: “Thành phần – Component” và “Lớp –Layer”

  • Các đối tượng thành phần (Components) xây dựng hình dạng hình học cố định như cửa sổ, cửa ra vào, nồi hơi, …
  • Các đối tượng lớp (layers) xây dựng các sản phẩm không có hình dạng hoặc kích thước cố định khác như thảm, mái, tường và trần nhà.

Các đối tượng cũng có thể được chia thành loại “chung” và “cụ thể”:

  • Các đối tượng “chung”, thường được gọi là các đối tượng “thư viện”, được sử dụng trong giai đoạn thiết kế ban đầu, là các trình giữ chỗ như một biểu hiện thị giác cho một đối tượng cụ thể mà sẽ được chọn ở giai đoạn sau.
  • Các đối tượng “cụ thể”, thường được gọi là các đối tượng “sản xuất”, là những đối tượng đại diện cho các sản phẩm cụ thể của nhà sản xuất.

Các đối tượng BIM có thể được tạo sẵn theo các loại định dạng khác nhau, phù hợp để sử dụng trong phần mềm như Revit Architecture, Bentley AECOsim, Nemetscheck Vectorworks hay Graphisoft ArchiCAD.

Những thông tin nào được chứa trong 1 đối tượng BIM?

Khi tạo ra một đối tượng BIM, điều quan trọng là phải biết được đối tượng đó hoạt động như thế nào trong “thế giới thực”,để khi được đưa vào để mô phỏng trước trong “môi trường ảo”, chúng vẫn hoạt động bám sát theo thực tế.

Để làm được điều này, loại thông tin có trong bảng dữ liệu sản phẩm và các chi tiết kỹ thuật liên quan cần phải kết hợp với thông tin về kích thước và chức năng của sản phẩm đó, sao cho đạt được hiệu quả cao nhất về mặt hình học, để các nhà thiết kế có thể hình dung và sử dụng chúng trong một dự án BIM.

Các sản phẩm cùng loại sẽ có một bộ dữ liệu thống nhất. Từ đó, chúng được phân phối đi cho các nhà thiết kế để họ có thể so sánh các đối tượng BIM với nhau một cách chính xác và hiệu quả nhất.

Chi phí ban đầu chiếm từ 10% đến 20% tổng chi phí của tòa nhà, 80% đến 90% chi phí còn lại là quản lý cơ sở vật chất. Vì vậy, cần phải có những thông tin về nhà sản xuất và thông tin thiết kế cho người quản lý cơ sở vật chất vì họ sẽ sử dụng nó để hỗ trợ toàn bộ lợi ích của BIM trong suốt vòng đời tòa nhà, từ khởi đầu đến tái chế.

Có một tiêu chuẩn nào dành cho đối tượng BIM không?

Năm 2014, NBS đã xuất bản quyển “Tiêu chuẩn cho Đối tượng BIM” – thiết lập những tiêu chuẩn chất lượng nhất, đặc biệt là về tính nhất quán và sự hợp tác cho toàn ngành xây dựng theo cách thức dễ tiếp cận, dễ tìm hiểu.

Theo NBS, tiêu chuẩn cho một đối tượng BIM chất lượng cao khi sử dụng BIM cấp 2 gồm có: các mức thông tin phù hợp, tham số hình học thích hợp, các thuộc tính quản lý cơ sở tiêu chuẩn (COBie) và định dạng hợp lý, cấu trúc rõ ràng và dễ sử dụng.

Tìm “đối tượng BIM” ở đâu?

Chúng ta có thể tìm thấy các đối tượng BIM ở rất nhiều nơi. Một trong những nguồn hữu ích nhất là trang web thư viện, như NBS National BIM Library. Nó là một môi trường trực tuyến được tạo ra để lưu trữ các tệp mô hình đối tượng BIM của nhà sản xuất. Nó cũng được thiết kế để tự duy trì thư viện về đối tượng BIM nhờ các tệp mới được tải xuống từ trang web thư viện.

Tại NBS National BIM Library, tất cả các đối tượng BIM đều được tạo ra từ các tiêu chuẩn NBS. Điều này đảm bảo người dùng có thể lựa chọn và sử dụng các đối tượng BIM có tất cả các thông tin cần thiết và tương thích trên mọi nền tảng.

Sử dụng đối tượng BIM như thế nào?

Video dưới đây sẽ cho bạn đọc biết đối tượng BIM lấy từ NBS National BIM Library được sử dụng thế nào trong quá trình thực hiện dự án

https://www.youtube.com/watch?time_continue=34&v=yo2PwpMlYSY

Làm thế nào để tạo ra đối tượng BIM?

Bài viết tiếp theo của chúng tôi: Hướng dẫn để tạo đối tượng BIM sẽ đi sâu hơn về những dữ liệu có trong đối tượng BIM, những tiêu chuẩn phù hợp và những loại dữ liệu hữu ích khác. Bài viết cũng sẽ làm sáng tỏ phương thức để tạo đối tượng BIM.

Ngoài ra, trong bài viết tiếp theo chúng ta cũng sẽ khám phá công cụ Library Part Maker của Graphicshoft để tạo ra những đối tượng hình học và thêm chúng vào trong dữ liệu, mà không cần đến kiến thức về ngôn ngữ mô tả hình học (Geometric Description Language (GDL)) hay ngôn ngữ lập trình.

Biên dịch: Dương Duy Hưng

Biên soạn: HBN

Nguồn: thenbs.com

Vui lòng ghi nguồn Vietnam BIM Network khi đăng lại bài viết này