- THE POINT CLOUD là gì?
THE POINT CLOUD Là tập hợp rất nhiều các điểm trong không gian 3 chiều 0xyz, và vì vậy, mỗi điểm hoàn toàn có thể xác định chính xác bằng 1 tọa độ riêng của nó.
2. Cách để thu được THE POINT CLOUD:
- Trong xây dựng chủ yếu bằng phương pháp Scan 3D Laser (3D laser scanning) bằng máy quét 3D Laser
Xem thêm cách tạo ra the point cloud từ máy quét 3D Laser
Ngoài ra còn có phương pháp đo ảnh (Photogrammetry), từ nhiều ảnh chụp từ nhiều vị trí khác nhau. Các ảnh này có thể chụp bằng một máy ảnh thông thường hay thậm chí là Smart phone. Sau đó bằng phần mềm xử lý có thể tạo ra object dạng point cloud.
3. Mục đích
THE POINT CLOUD có 2 mục đích chính
- Khảo sát địa chất
Khi thiết kế, chúng ta sử dụng THE POINT CLOUD để chèn cái công trình của mình sắp xây dựng vào môi trường thực để xem thử công trình mình có bị chồng chéo lên cái gì không.
Với các phương pháp truyền thống, khi khảo sát lô đất có nhà xung quanh bằng máy toàn đạc 2D, một đội khảo sát chỉ đo được mỗi lần 1 điểm. Và điểm đo này lại phải ghi chú rõ ràng cho quá trình nối vẽ sau này. Chưa kể chúng ta cũng thường chỉ quan tâm đến cao trình ở mặt đất và xem như là các tường nhà xung quanh là tuyệt đối thẳng đứng. Tuy nhiên thực tế là các tường này nhiều khi thò ra thụt vào hơi nhiều, nhất là các tường gạch cổ và cũ. Nên nhiều khi xây dựng công trình khi xây ở tầng trệt ổn, lên đến tầng 2 tầng 3 thì phải đập tường nhà hàng xóm nếu muốn giữ nguyên thiết kế.
- Làm hồ sơ hiện trạng
Tước khi bạn bắt đầu thi công, chúng ta phải làm một bộ hồ sơ hiện trạng của các nhà xung quanh.
Mục đích của việc này là để khi thi công, nhất là các công trình có tầng hầm sâu, bạn vừa đào vừa phải theo dõi sự thay đổi của (survey) các công trình xung quanh. Bạn cũng có cái để phòng khi hàng xóm sang khiếu nại.
Với các phương pháo Đo đạc hiện trạng công trình truyền thống thường phải cần một đội có 4 đến 5 người để chuẩn bị hồ sơ cho hiện trạng công trình, ví dụ:
- 1 ông đi chụp ảnh
- 1 ông đi bắn điểm hiện trạng
- 2-3 ông đi đo và vẽ lại kết cấu, 1 ông đo không được, ngay cả đo khoảng cách với máy laser cầm tay cũng cần 2 người.
Đấy là chưa kể sau khi đo xong, về văn phòng bắt đầu vẽ lại thì thấy là thiếu cái này, quên cái kia lại phải lọ mọ ra lại công trình và đo thêm. Nói chung là vất vả trăm bề.
Với Scan 3D, đội làm hiện trạng này có thể giảm được 50% thời gian làm hồ sơ và 90% thời gian đi lại để cật nhập thông tin. Dùng máy Scan 3D ra, quét vài ngày là xong, đem point cloud về văn phòng dựng lại mô hình hiện trạng.
Đấy là còn chưa kể với 1 số các dự án cải tạo các công trình đặc biệt như di sản thì việc đòi hỏi sự chính xác đến từng milimet của từng chi tiết khi phục dựng lại càng cần thiết
Hình dưới minh họa một công trình được Scan tại nhiều điểm, sau đó gộp lại và xử lý để có được 1 file tổng thể. Cái này được xử lý với Autodesk Recap.
Biên tập: Dương Duy Hưng