Xung đột là gì?

Một xung đột xảy ra khi các phần tử của các mô hình khác nhau chiếm cùng một không gian. Lúc này xung đột có thể là về mặt hình học (ví dụ, đường ống đi qua tường), về mặt tiến độ (khi các khía cạnh khác nhau của công việc phải được lên kế hoạch một cách tuần tự mà để xảy ra cùng nhau hoặc ngược lại), hoặc thay đổi / cập nhật không được thể hiện trên bản vẽ.

clash detection in BIM

Có cách nào để phát hiện xung đột mà không sử dụng BIM hay không?

Có … nhưng nó tốn rất nhiều công sức. Chúng ta phải dò tìm thủ công trên bản vẽ để xem có bất kỳ mâu thuẫn nào hay không. Với BIM, quá trình này được cải thiện rất nhiều khi BIM có thể tự động phát hiện xung đột trên các mô hình 3D.

Việc phát hiện xung đột để làm gì?

Phát hiện xung đột giúp xác định hiệu quả, kiểm tra và báo cáo các sai sót trong mô hình dự án. Nó được sử dụng để kiểm tra công việc hoàn thành/đang diễn ra và giảm nguy cơ lỗi của con người trong quá trình kiểm tra mô hình. Cần phát hiện xung đột vì nhiều mô hình (kiến trúc, kết cấu, MEP, cảnh quan,…) được tích hợp vào một mô hình BIM chính.

Với việc phát hiện xung đột, những sai sót thường được phát hiện trên công trường (với chi phí cao và tiến độ được chỉnh sửa ở giai đoạn đó) bây giờ có thể được phát hiện ngay trong văn phòng thiết kế. BIM có thể giúp phát hiện xung đột xảy ra đối với các vật bên trong vật thể (thí dụ một thanh thép nằm hoàn toàn bên trong một bức tường bê tông).

Quy trình thực hiện xử lý xung đột, giao cắt kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Để đáp ứng yêu cầu về việc phát hiện và xử lý giao cắt giữa các loại hình kết cấu hạ tầng kỹ thuật triệt để, công nghệ BIM đã được ứng dụng vào việc quản lý mô hình, cụ thể là việc sử dụng phần mềm Revit, thông qua quy trình làm việc dưới đây:

 Quy trình thực hiện xử lý giao cắt

  • Dữ liệu đầu vào

Đối với mô hình mặt đường dùng thông tin trong mặt trắc ngang tại các cọc, trắc dọc tim đường và mặt bằng tuyến. Đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật thoát nước thải, thoát nước mưa, kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp nước và hào kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật cấp điện, hạ tầng kỹ thuật cấp viễn thông dùng thông tin trên trắc dọc tuyến, mặt bằng định vị tuyến và chi tiết các hố ga, đường ống dẫn để mô hình chi tiết các hố ga, đồng thời cần tiêu chuẩn kỹ thuật của các kết cấu hạ tầng sẽ cho biết điều kiện được coi là có giao cắt.

  • Quá trình xử lý giao cắt

Nguyên tắc xử lý được thống nhất giữa các bên về mức độ ưu tiên của hạ tầng. Ở đây, nguyên tắc được áp dụng: Đường ® cấp – thoát nước ® điện ® viễn thông. Khi xảy ra giao cắt, theo mức độ ưu tiên đã thống nhất, hạ tầng có mức độ ưu tiên thấp sẽ được thay đổi để tránh giao cắt với hạ tầng có mức độ ưu tiên cao hơn. Mô hình chi tiết được thể hiện trong sơ đồ sau:

Quy trình kiểm tra xử lý giao cắt

Mô hình gồm 3 phần chính: Phần dữ liệu 2D sử dụng để dựng mô hình kiểm tra, phần dựng mô hình, phát hiện, xử lý giao cắt và phần dữ liệu 3D đầu ra hoàn chỉnh đã xử lý giao cắt. Trong đó, phần dựng hình kiểm tra giao cắt gồm mô hình mặt đường và bốn vòng kiểm tra của các kết cấu hạ tầng.Với mỗi tuyến hạ tầng được dựng lên sẽ tiến hành kiểm tra với các hạ tầng trước đó. Khi một vòng kiểm tra của một tuyến kết thúc thì tất cả các giao cắt của tuyến đó đã được xử lý triệt để từ đó sẽ không có giao cắt bị sót.

Như vậy, nhìn vào sơ đồ quy trình chúng ta thấy sẽ thực hiện kiểm tra lần lượt các vòng, kết thúc mỗi vòng thì hạ tầng đó đã được sửa chữa giao cắt và sẽ chuyển sang hạ tầng tiếp theo mà không xảy ra hiện tượng chồng chéo. Đồng thời, do sửa chữa trên mô hình 3D nên có thể thấy hình ảnh giao cắt trực quan và thấy được ngay ảnh hưởng sau khi sửa chữa với phần kết cấu hạ tầng xung quanh.

Trong trường hợp đặc biệt phát sinh giao cắt mà kết cấu hạ tầng điện, viễn thông không thể điều chỉnh xử lý giao cắt thì sẽ quay trở lại điều chỉnh phần kết cấu hạ tầng cấp – thoát nước.

  • Dữ liệu đầu ra

Để xử lý giao cắt thông tin đầu ra phải đảm bảo đúng, đủ, nhanh chóng và trực quan. Mô hình hạ tầng bằng Revit đảm bảo được tất cả các tiêu chí thông qua việc xuất bản vẽ bằng hình ảnh 3D, xuất mặt cắt, trắc dọc ở bất kỳ vị trí nào chỉ bằng thao tác đơn giản, nhanh chóng.

Có 3 loại xung đột chính được tìm ra:

1. Hard Clash: khi hai đối tượng đi qua nhau. Hầu hết phần mềm mô hình hóa BIM đều sử dụng các quy tắc phát hiện va chạm dựa trên dữ liệu đối tượng được nhúng vào.

2. Soft Clash: để phát hiện các đụng độ xảy ra khi các đối tượng xâm nhập vào dung sai hình học đối với các vật thể khác (thí dụ tòa nhà được mô phỏng quá gần đường dây điện cao áp hoặc không đảm bảo các kích thước thông thủy khác).

3. 4D / Workflow Clash: giải quyết các xung đột về tiến độ cũng như các kế hoạch chuyển giao (thí dụ nhân công đến công trường mà vẫn không có thiết bị tại chỗ).

Vậy phần mềm BIM nào dùng để phát hiện xung đột?

Có 2 loại phần mềm phát hiện xung đột:

1. Phần mềm thiết kế mô hình hóa BIM: Việc phát hiện Clash trong phạm vi này bị hạn chế vì nó chỉ có thể làm việc trên các mô hình được tạo ra bởi phần mềm (các mô hình độc quyền).

2. Các công cụ tích hợp BIM thực hiện việc phát hiện xung đột: được sử dụng để phát hiện các va chạm giữa các phần mềm không độc quyền khác nhau (phần mềm từ các công ty khác nhau). Thí dụ, người dùng có thể tích hợp tất cả các mô hình BIM và thực hiện việc phát hiện xung đột với Navisworks và Solibri.

Phát hiện và kiểm tra xung đột với Autodesk Naviswork

Xem nhiều hơn tại kênh Youtube: Vietnam BIM Network


Nguồn: congnghebim & baomoi

Tổng hợp: Ngọc Hà