Lược trích từ bài báo khoa học của hai tác giả:

  • Lưu Quang Phương, Viện Quản lý Đầu tư Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, số 55 Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Thế Quân, Viện Quản lý Đầu tư Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, số 55 Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Hiện nay, việc lập mô hình BIM tại Việt Nam chủ yếu sử dụng Autodesk Revit nên trong bài báo này tác giả sử dụng các đối tượng BIM của Autodesk Revit (Đối tượng BIM trong Autodesk Revit được gọi là Family) để làm cơ sở đề xuất việc sử dụng đối tượng BIM.
1. Quy tắc sử dụng đối tượng BIM
Trong Autodesk Revit, các Family được sử dụng để lập mô hình được chia làm ba loại sau:
– System family (sau đây gọi là Đối tượng BIM 1): Là loại Family mặc định của Autodesk Revit đã định nghĩa sẵn và không cho phép người dùng hiệu chỉnh hay tạo mới.
– Loadable family (sau đây gọi là Đối tượng BIM 2): Là loại Family cho phép người dùng có thể tạo mới dựa trên các Family mẫu có sẵn của phần mềm sau đó có thể lưu ở định dạng tệp ngoài và được sử dụng để tạo lập nhiều mô hình BIM khác nhau.
– In-place family (sau đây gọi là Đối tượng BIM 3): Là loại Family dựng trong nội bộ mô hình BIM, không lưu được ở dạng tệp ngoài. Các Family loại này sẽ được tạo trực tiếp trong một mô hình BIM cụ thể và không thể dùng cho các mô hình khác.
Tùy theo yêu cầu của mỗi công tác xây dựng để sử dụng các đối tượng BIM một cách phù hợp, bảng dưới đây đề xuất quy tắc sử dụng đối tượng BIM theo các mức độ ưu tiên để lập mô hình BIM phù hợp với yêu cầu đo bóc khối lượng của mỗi công tác xây dựng.
– Đối với Công tác xây, Công tác cốt thép, Công tác bê tông (phần sàn, vách), Công tác hoàn thiện trong mô hình BIM được thể hiện bởi các đối tượng BIM như tường, sàn, thép v.v.
– Đối với Công tác bê tông (phần cột, dầm), Công tác ván khuôn, Công tác cọc, Công tác kết cấu thép, Công tác kết cấu gỗ, Công tác dàn giáo phục vụ thi công trong mô hình BIM được thể hiện bởi các đối tượng BIM như dầm, cột, cọc v.v.
– Đối với các Công tác xây dựng còn lại cần căn cứ theo loại cấu kiện/thành phần công trình mà sử dụng loại Đối tượng BIM phù hợp để thể hiện trong mô hình.
Cùng với đó, dựa trên những tính năng có sẵn của phần mềm, tính dễ dàng trong việc lập mô hình và cách tạo lập, phân loại đối tượng BIM trong Autodesk Revit để lựa chọn đối tượng BIM phù hợp cho việc lập mô hình phục vụ đo bóc khối lượng. Thông thường, Đối tượng BIM 2 sẽ được ưu tiên hàng đầu trong việc sử dụng để lập mô hình vì loại đối tượng BIM này có thể được sử dụng để lập nhiều hơn một mô hình BIM, khi đưa vào mô hình có thể chỉnh sửa được. Tuy nhiên, do một số tính năng đặc biệt của Autodesk Revit nên một số đối tượng BIM như “Tường”, “Sàn” v.v. sẽ được thể hiện tốt nhất khi sử dụng Đối tượng BIM 1, vì các đối tượng BIM này được thể hiện dưới dạng “System family”. Đối tượng BIM 3 do được tạo theo từng mô hình, nên không thể sử dụng lại trong các mô hình khác, vì vậy việc sử dụng chúng cho năng suất thấp nhất. Do đó, tác giả đề xuất quy tắc sử dụng đối tượng BIM theo các mức độ ưu tiên như trong Bảng 2. Quy tắc này có thể áp dụng để lập mô hình BIM phục vụ nhiều mục đích khác nhau như kết xuất hồ sơ thiết kế, diễn họa v.v. chứ không chỉ phục vụ việc đo bóc khối lượng.
4.2. Quy tắc thể hiện hình dáng, chức năng và mối quan hệ giữa các đối tượng BIM
Việc lập mô hình BIM bản chất chính là việc liên kết các đối tượng BIM theo những quy tắc nhất định, như các quy tắc thể hiện giao cắt giữa các đối tượng BIM (Hình 1), quy tắc thể hiện hình dáng của đối tượng BIM.
Trong Hình 1 thể mức độ ưu tiên tại vị trí giao nhau giữa các đối tượng BIM “Dầm” và “Cột”, khi đó khối lượng sẽ tính theo đối tượng BIM được ưu tiên tại vị trí giao cắt.
Ví dụ: Phần khối lượng giao giữa dầm và sàn có cùng vật liệu bê tông cùng mác bê tông (M350) được đo bóc như bộ phận của sàn. Do đó phần giao nhau sẽ được ưu tiên cho sàn (Hình 2), khi đó khối lượng phần giao nhau sẽ được đo bóc như bộ phận của sàn.

Đọc toàn văn bài báo khoa học tại: http://stce.nuce.edu.vn/index.php/vn/article/view/1755/958