BIM, một công cụ không còn lạ lẫm trong những năm gần đây nhưng vẫn là chủ đề nóng hổi luôn được bàn tán và được phô trương như một thước đo về sự vượt trội của các công ty xây dựng tại Việt Nam. Nhưng mấy ai hiểu rõ tiềm năng thực sự và vận dụng đúng phương pháp của công nghệ này.

 

I. Thực trạng BIM tại Việt Nam và Thế Giới

Khái niệm về BIM đã tồn tại từ thập kỷ 1970. xuất hiện lần đầu năm 1992 trên tài liệu của G.A. van Nederveen và F. P. Tolman. Tuy nhiên, thuật ngữ Mô hình thông tin xây dựng và Mô hình hóa thông tin xây dựng không được sử dụng phổ biến cho đến 10 năm sau đó, khi hãng Autodesk phát hành một cuốn sách với đề tựa “Building Information Modeling”. Jerry Laiserin đã giúp phổ biến thuật ngữ này và đã thiết lập tiêu chuẩn cho thuật ngữ này, sau đó gọi nó với cái tên khác là “Virtual Building” (Công trình ảo) bởi Graphisoft, hay “Integrated Project Models” (Mô hình dự án tích hợp) bởi Bentley Systems, và “Building Information Modeling” (Mô hình hóa thông tin công trình) bởi Autodesk, Vectorworks nhằm tạo thuận tiện cho chuyển đổi và kiểm tra sự tương thích của thông tin trong định dạng kĩ thuật số.

Theo Laiserin và nhiều người khác, phương pháp công nghệ Bim dưới khái niệm Virtual Building (Công trình ảo) được thực hiện bởi ArchiCAD của hãng Graphisoft, nó xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng năm 1987.

Dù phát triển chậm hơn thế giới, nhưng mới đây, Bộ Xây dựng đã ra Quyết định 335/QĐ-BXDngày 26/03/2015 về việc thành lập Tổ soạn thảo Đề án “Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình xây dựng” đánh dấu một bước tiến của Việt Nam khi thừa nhận khả năng mạnh mẽ của công nghệ này một cách nghiêm túc.

II. Ứng dụng thực tiễn của BIM trong ngành xây dựng

1.Môi trường thông tin liên lạc

BIM trở thành cầu nối giữa các bộ môn khác biệt trong một dự án, công nghệ BIM đã thay đổi cách mà chúng ta giao tiếp theo một chiều hướng hiện đại, khách quan và chuyên nghiệp. Ví dụ khi tranh luận về sự khác biệt trong bản vẽ của các bên, nguyên nhân chính là do 2 bên đã sử dụng những bản vẽ sai lệch hay khác nhau về thời điểm phát hành, do đó vấn đề cốt lõi không được giải quyết ngay lúc đó mà đợi tới lúc nghiệm thu thì mọi thứ đã không thể cứu vãn, mô hình BIM được cập nhật liên tục đã cho phép các bên cùng nhìn vào một mô hình trực quan và thông tin được cập nhật đầy đủ.

2.Kiểm soát xung đột

(keyword: Clash Detection)

Trong quá trình thiết kế, với lượng dữ liệu vô cùng lớn do quy mô công trình phức tạp dẫn đến sự xung đột giữa các bộ môn là ko thể tránh khỏi, bằng khả năng mô hình thực tế của mình, các mô hình BIM hỗ trợ tìm kiếm các vấn đề xung đột hình học giữa các cấu kiện một cách dễ dàng, giúp các đơn vị thiết kế kịp thời sửa chữa.

3.Hỗ trợ tối ưu kiến trúc, thiết kế bền vững, thiết kế kết cấu

(keyword: Energy Analysis, Acoustic Analysis, Robot Structural Analysis)

Một trong những ứng dụng khác từ BIM, là khả năng phân tích tổng thể công trình. Từ mô hình BIM được xây dựng, các phần mềm BIM sẽ hỗ trợ việc phân tích khả năng chịu lực của cấu kiện, phân tích năng lượng và phân tích âm học công trình trong quá trình thiết kế.

4.Kết nối với tiến độ

(Keyword: Facility Management, BIM)

Mô hình BIM 4D khi gắn biến thời gian vào cấu kiện cho phép ta có cái nhìn tổng quan xuyên suốt dự án, trình tự thi công và ngoài ra quản lý khối lượng theo thời gian được xuất ra một cách dễ dàng giúp kiểm soát dòng tiền. Ngoài ra mô hình 4D cho phép xác định khả năng va chạm của các vật thể hoạt động trong môi trường thi công,

5.Ước tính khối lượng

(Keyword: Quantity Takeoff in BIM, BIM 5D)

Công tác dự toán, ước lượng chi phí một dự án là vô cùng quan trọng trong suốt vòng đời dự án. Đây cũng là một trong những công tác quyết định lời lỗ của dự án xây dựng.

6.Kiểm soát sự thay đổi

(Keyword: Changes control in BIM)

Khi sự thay đổi trong xây dựng là một phần tất yếu thì BIM là giải pháp linh hoạt hỗ trợ cho vấn đề cập nhật sự thay đổi. Ví dụ vì một lý do nào đó mà các kiến trúc sư phải thay đổi thiết kế rất nhiều lần khi dự án đã ở giai đoạn thi công, thời gian cập nhật dữ liệu và layout bản vẽ mới là rất ít, thì BIM lúc này đóng vai trò như một trung tâm dữ liệu cho phép hiệu chỉnh mô hình thông tin ở tốc độ cao và tự động hóa cập nhật lại bản vẽ thay đổi.

7.Vận hành công trình

(Keyword: Facility Management, BIM 6D)

Mô hình BIM khi đạt đến giai đoạn hoàn công của dự án, ở một độ chi tiết cao, mọi thông tin về cơ sở vật chất, thiết bị trong công trình đều được cập nhật. Ví dụ: từ mô hình BIM người ta có thể.

Một minh chứng điển hình nhất là trong năm 2016 này, Chính Phủ Singapore đã cho thử nghiệm mô hình thành phố thông minh lần đầu tiên sử dụng BIM, mọi ngóc ngách của thành phố đều được dựng lại chính xác, từ đó sẽ kết hợp với các thiết bị thông minh phục vụ cho việc đưa ra các cảnh báo khi có hỏa hoạn, các chỉ dẫn cho thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng của dễ dàng hơn,…

Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng khác nữa khi sử dụng phần cứng và hệ thống dữ liệu rộng như BIM trong vận hành công trình.

8.Mô hình thực tế ảo

(keyword: BIM and Virtual Reality)

Các thiết bị hỗ trợ xem thực tế ảo gần đây đang làm xu hướng công nghệ nổi trội, một ý tưởng nảy ra trong ngành bất động sản cũng xuất hiện từ đó, do chi phí đầu tư các căn hộ mẫu là khá cao so với nhu cầu của khách hàng chỉ muốn nhìn tận mắt không gian nhà ở trong tương lai của mình, do đó việc kết hợp các mô hình BIM và thiết bị phần cứng thực tế ảo sẽ giúp người xem trải nghiệm cảm giác trong môi trường ảo mà máy tính xây dựng.

9.Ứng dụng tăng cường thực tại ảo

(keyword: BIM and Agrument Reality)

  • So sánh Mô hình và đối tượng – sử dụng thiết bị cảm biến, laser.
  • Kết nối với GPS và hệ thống thông tin địa lý.
  • Tương tác mô hình 4D thời gian thực
  • Thiết bị di động tăng cường thực tế – giúp phản hồi thông tin về văn phòng.

10.Gia công chế tạo

Ngày nay, các công trình lắp ghép càng được ưa chuộng bởi tốc độ xây dựng của nó. Nhờ sự chính xác cao, Các cấu kiện được mô hình hóa trên BIM và đẩy ra các nhà máy, xưởng gia công để chế tạo hàng loạt (máy cắt CNC, cấu kiện BTCT đúc sẵn, hay máy in 3D), ngoài ra các vật tư như cốp pha cũng được gia công sẵn tại nhà xưởng rồi chở tới công trình để lắp dựng sẽ giúp ích cho việc quản lý vật tư thi công rất nhiều ngoài ra còn đảm bảo chất lượng cho công trình.

11.Khảo sát, mô tả thông tin hiện trạng

Ngày nay việc khảo sát hiện trạng công trình đã không còn khó khăn nhờ vào sự hỗ trợ của các thiết bị quét bề mặt 3d, như một công cụ hỗ trợ phục dựng lại hiện trạng công trình.

Nguồn bài viết : bimconnector.com