Trước khi đi vào Lớp 1 : Hoạt động tổng quan của ngành xây dựng , mình nói sơ một chút về Tiêu chuẩn BIM để làm “người nông dân thông minh hơn”
Trước đây và đến bây giờ vẫn thế, BIM vẫn được nhìn nhận nghiêng về hướng là phần mềm và các giải pháp công nghệ. Các công cụ tin học có số người dùng rất lớn và hình thành các cộng đồng chính thức cũng như không chính thức. Ví dụ như cộng đồng người dùng các sản phẩm của Autodesk, cộng đồng Bentley, hay cộng đồng ketcau… là những người sử dụng công nghệ để sản xuất như các bạn kỹ sư ở đây hay là như mình. Nhìn chung thì số lượng này rất đông lại hung hãn
Tuy là đóng vai trò quan trọng cho ngành công nghiệp xây dựng. Đã đông lại hung hãn nên khi dùng các phần mềm khác nhau thì hiển nhiên, nhưng ngay cả khi cùng dùng một sản phẩm thì mỗi người vẫn sáng tạo mỗi kiểu. Tính đa dạng này dĩ nhiên là không ảnh hưởng đến ai nếu chỉ dùng để tán dóc trên mạng như mình bây giờ.
Tuy là đóng vai trò quan trọng cho ngành công nghiệp xây dựng. Đã đông lại hung hãn nên khi dùng các phần mềm khác nhau thì hiển nhiên, nhưng ngay cả khi cùng dùng một sản phẩm thì mỗi người vẫn sáng tạo mỗi kiểu. Tính đa dạng này dĩ nhiên là không ảnh hưởng đến ai nếu chỉ dùng để tán dóc trên mạng như mình bây giờ.
Tuy nhiên, thực tế là ai cũng phải đi cày để ra ngô, khoai hay sắn nên đến một lúc nào đấy, ở một nơi nào đấy và cho một dự án nào đấy cộng đồng này sẽ đụng độ nhau. Người ta hay nói « Thế giới này nhỏ, thế giới xây dựng lại còn nhỏ hơn », nên tin mình đi, thế nào các bạn cũng sẽ gặp nhau
Mà gặp nhau rồi thì không thể 9 người 10 ý được mà cần phải có một nền tảng cộng tác chung để cho dễ làm việc. Các tiêu chuẩn BIM ra đời cũng dựa trên nền tảng ấy.
Mà gặp nhau rồi thì không thể 9 người 10 ý được mà cần phải có một nền tảng cộng tác chung để cho dễ làm việc. Các tiêu chuẩn BIM ra đời cũng dựa trên nền tảng ấy.
Song song với các vấn đề của dân kỹ thuật, tạm gọi là rành công nghệ nhưng mà không ai chịu ai. Chủ công trình hay đơn vị quản lý công trình ngày càng đóng vai trò tích cực hơn trong việc đưa ra các yêu cầu của mình, hay nói cách khác là họ ngày càng biết mình muốn gì. Điều này cũng dễ hiểu tại vị chủ xị nhận thấy nếu tác động sớm vào các giai đoạn ban đầu của thiết kế và thi công thì có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho công tác vận hành và bảo trì trong nhiều thập kỹ về sau. Bởi thế ảnh hưởng của chủ xị lên các tiêu chuẩn công nghiệp và các hướng dẫn thực hành này nọ là điều đương nhiên, nhất là chủ xị là ông nhà nước, là khách hàng số một của ngành xây dựng.
Mong muốn trở thành « người mua thông minh » để có được các « thỏa thuận tốt (good deal) » chính là đầu tàu, là khởi nguồi của các tiêu chuẩn BIM UK. Cái này được ghi luôn vào Chiến lược Xây dựng của Chính phủ Anh. Vấn đề là mong muốn của chủ xị, ở Anh hay ở Việt Nam đều thế, đều luôn luôn rất cao và nhiều khi đi quá xa so với các các công cụ BIM hiện tại có thể áp dụng được
Bởi ý thức được điều này nên các tiêu chuẩn BIM Level 2 của họ chỉ dựa trên các kỹ thuật hiện tại thay vì hô hào nhảy quá cao vào vô định. Dĩ nhiên là các tiêu chuẩn và yêu cầu của chủ xị sẽ ngày được tăng lên cùng với công nghệ. Phát triển tiêu chuẩn và hướng dẫn là một vòng lặp mà.
Bởi ý thức được điều này nên các tiêu chuẩn BIM Level 2 của họ chỉ dựa trên các kỹ thuật hiện tại thay vì hô hào nhảy quá cao vào vô định. Dĩ nhiên là các tiêu chuẩn và yêu cầu của chủ xị sẽ ngày được tăng lên cùng với công nghệ. Phát triển tiêu chuẩn và hướng dẫn là một vòng lặp mà.
Bên cạnh chủ đầu tư và giai cấp công nông như chúng ta, còn một bộ phận đứng ở giữa là chủ các doanh nghiệp. Lớp này ý thức được là BIM đang phát triển để đáp ứng các nhu cầu của ngành công nghiệp và song song với BIM, nền công nghiệp cũng phát triển để có thể tận dụng hết các khả năng mà BIM mang lại. Tuy nhiên, là nhà đầu tư nên họ luôn hỏi tương lai của BIM ra sao ? Không một chủ doanh nghiệp nào muốn đầu tư vào một công nghệ hay quy trình mà biết là sẽ bị nhanh chóng lỗi thời hay không tương thích với các phát triển mới, hay không biết nó sẽ đi đến đâu. Bởi thế ra đời và sử dụng các tiêu chuẩn BIM là một sự đảm bảo cho chủ doanh nghiệp, đảm bảo rằng BIM hiện tại đã trưởng thành và đạt đến mức độ ổn định. Nói cách khác là các bác cứ yên tâm đầu tư, BIM hoàn toàn không phải là nhất thời chạy theo công nghệ của gia cấp công nông hay chỉ đơn giản là cho oai đâu.
Voilà, chuyện phiếm một chút về bối cảnh và sự cần thiết của các tiêu chuẩn và hướng dẫn BIM. Người thực hành như bọn mình thì quan trọng vẫn là nội dung của tiêu chuẩn, nhưng biết thêm một chút tại sao lại có nó cũng thú vị và cũng làm « người nông dân thông minh hơn
Theo thông tấn xã facebook thì sắp tới quê ta cũng ra các hướng dẫn BIM, là việc mà các nước khác đã làm từ những năm 2000. Mình nghĩ các hướng dẫn này cũng « lựa cơm gắp mắm » theo tình hình của quê ta. Cá nhân mình thì cực ghét câu cửa miệng của nhiều người là « Hòa nhập chứ không hòa tan » hay « áp dụng phù hợp với thực tế Việt Nam », bla bla bla… tại vì như thế, nhiều khi nó sẽ ra đời những thứ « rất không giống ai ». Tuy nhiên, đây là câu chuyện vượt ra khỏi tầm hiểu biết của mình nên chỉ chờ và xem nó thế nào thôi.
Theo thông tấn xã facebook thì sắp tới quê ta cũng ra các hướng dẫn BIM, là việc mà các nước khác đã làm từ những năm 2000. Mình nghĩ các hướng dẫn này cũng « lựa cơm gắp mắm » theo tình hình của quê ta. Cá nhân mình thì cực ghét câu cửa miệng của nhiều người là « Hòa nhập chứ không hòa tan » hay « áp dụng phù hợp với thực tế Việt Nam », bla bla bla… tại vì như thế, nhiều khi nó sẽ ra đời những thứ « rất không giống ai ». Tuy nhiên, đây là câu chuyện vượt ra khỏi tầm hiểu biết của mình nên chỉ chờ và xem nó thế nào thôi.
Thêm một chút nữa khi nói về « Tiêu chuẩn BIM (BIM standards)» là có hai khái niệm về « Tiêu chuẩn BIM », tuy là hai khái niêm riêng biệt nhưng có liên quan với nhau : (1) là tiêu chuẩn về kỹ thuật (technical standard) và tiêu chuẩn về quy trình (process standard).
Các tiêu chuẩn kỹ thuật là những tiêu chuẩn được phát triển thông qua các nhà cung cấp phần mềm hay các tổ chức kỹ thuật quốc tế, nhằm mô tả cách thức thông tin được thu thập hay xử lý trong một hệ thống hay giữa các hệ thống với nhau. Ví dụ như ISO 16739 nói về định dạng IFC, hay các hướng dẫn về COBIE… chẳng hạn. Còn tiêu chuẩn quy trình là các tài liệu nói về quy trình (process)
Hay các giao thức (protocol) mô tả làm thế nào mà các đơn vị có thể sử dụng công nghệ trong nội bộ các hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình hay trong việc giao tiếp với các đơn vị khác. Ví dụ PAS 1192-2 là một trong những tiêu chuẩn về quy trình hay CIC BIM Protocol chẳng hạn.
Hay các giao thức (protocol) mô tả làm thế nào mà các đơn vị có thể sử dụng công nghệ trong nội bộ các hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình hay trong việc giao tiếp với các đơn vị khác. Ví dụ PAS 1192-2 là một trong những tiêu chuẩn về quy trình hay CIC BIM Protocol chẳng hạn.
Nói chung là bàn về tiêu chuẩn này nọ rất là nhức đầu và rất chán đối với dân kỹ thuật như mình. Trong các buổi giới thiệu mà có mục này thì thường sau 5 phút là mình ngáp và 16 phút là khò. Tuy nhiên, chắc chắn sắp tới chắc mọi người làm về tư vấn trong xây dựng đều phải ít nhiều đụng đến bộ tiêu chuẩn BIM ISO, ISO luôn chứ không phải là UK nhé.
Về đại cương các tiêu chuẩn thì có tài liệu này khá chi tiết, tiếc là bằng tiếng Pháp FEUILLE DE ROUTE NORMALISATION :
Còn bằng tiếng Anh thì tham khảo tài liệu này cũng ổn Handbook for the introduction of Building Information Modelling by the European Public Sector
Đại khái là sẽ có 3 thành phần chính làm nền tảng cho bộ tiêu chuẩn và các hướng dẫn BIM được phát triển sau này là :
1. Thuật ngữ (Terminology) : là từ điển về dữ liệu, mô tả định dạng của dữ liệu để cho phép máy tính xử lý một cách tự động. Phần này là ISO 12006-3: Framework for object-oriented information
2. Lưu trữ dữ liệu số (Digital storage = data) : là dữ liệu, là mô hình BIM là cách máy tính lưu trữ và xử lý mô hình. Cái này là ISO 16739 nói về IFC.
3. Quy trình (process) : liên quan đến việc quản lý quy trình BIM bởi các bên tham gia. Phần này là bộ ISO 29481
Hội Pháp họ thích chia 3 thành phần chính này làm 3 tầng, 2 tầng ở dưới là Thuật ngữ và Dữ liệu liên quan nhiều đến ngôn ngữ máy. Cái này phần lớn dân ứng dụng như bọn mình ích quan tâm đến. Tầng trên cùng là Quy trình, hướng dẫn làm sao các bên làm việc trao đổi thông tin với nhau (Information Exchange). Cái này thì bọn mình sử dụng hằng ngày, các bạn thấy trong hình dưới đây nó là ISO 19650, cái ISO này chính là cái PAS 1192-2 và PAS 1192-3 được biên soạn lại.
Vậy á, nếu bạn nào đọc cái PAS 1192-2 rồi thì cũng không phải phạm lầm lỡ gì lớn lao lắm đâu. Nó đang trở thành ISO và chắc sẽ có nhiều người dùng lắm lắm.