1. Mức độ phổ biến ngày càng rộng.

Xây dựng mô hình thông tin (BIM – Building Information Modeling) đã phát triển một cách nhanh chóng chỉ trong vòng vài năm trên toàn cầu. Chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân đang đứng sau sự thay đổi mạnh mẽ này. Một cuộc khảo sát gần đây cho biết việc BIM được thông qua ở Hoa Kỳ và Anh Quốc tăng nhanh từ “28% đến 71%” trong khoảng thời gian 2007-2012.

2. Mô hình thực tế

Quá trình cộng tác/truyền thông giữa các đối tác cùng tham gia một dự án có thể cải thiện rõ rệt với sự trợ giúp của BIM. Lý do cơ bản cho điều này là sẽ dễ dàng hơn nhiều để làm việc với mô hình 3D của tòa nhà hơn là bằng bản vẽ 2D – nơi người quan sát cần phải phân tích các bản vẽ và sau đó tưởng tượng ra hình ảnh về cấu trúc tòa nhà đó sẽ như thế nào trong 3D. Hầu như chúng ta không thể nắm được hết những gì thể hiện trong bản vẽ 2D.

Ví dụ, rất khó để hiểu các bản vẽ của một kỹ sư HVAC (Heating, Ventilation and Air conditioning – Nhiệt, thông gió và điều hòa không khí) khi nhiều đường nét chồng chéo được miêu tả trong bản vẽ 2D; điều này có thể được thực hiện dễ dàng hơn với một mô hình 3D.

  1. Tiết kiệm thời gian

BIM cũng giảm thiểu sự tốn kém về nhân lực cũng như lãng phí thời gian trong các dự án. Trong các dự án truyền thống, xây dự hình ảnh, nội dung phải được thực hiện lại từ những bước đầu tiên, trong khi khi với  BIM các nhà quản lý được sử dụng hầu hết các tài liệu, mô hình mẫu đã có sẵn trong nguồn dữ liệu dồi dào mà BIM mang lại.

Nhà quản lý dự án có thể trao đổi hiệu quả hơn với chủ đầu tư về các mục tiêu và yêu cầu về tòa nhà với mô hình 3D.Mô hình này có thể hoạt động như một nguồn thông tin độc lập về dự án, tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận thông tin cho tất cả các bên liên quan.

  1. Giúp quản lý hiệu quả tiến độ của dự án

Một lợi ích khác khi sử dụng BIM là nó tạo điều kiện cho nhà quản lý kiểm soát quá trình thực hiện diễn ra có đúng tiến độ hay không một cách dễ dàng. Trong các cuộc họp lập kế hoạch, các bên liên quan như kiến ​​trúc sư và kỹ sư điện báo cáo với Quản lý dự án về những gì họ đã hoàn thành trong công việc. Trong các dự án của BIM, người quản lý dự án sẽ biết các nhóm đã làm gì trong mỗi cuộc họp, vì họ sẽ tải lên bản cập nhật mới nhất trên mô hình thông tin BIM – nơi mọi thứ có thể được nhìn thấy và kiểm soát một cách rõ ràng.

  1. Nâng cao vai trò của nhà quản lý dự án

Đánh giá năng lực chuyên môn RICS  (APC) – Assessment of Professional Competence  cho biết “các nhà quản lý dự án đóng một vai trò trung tâm trong quá trình phát triển thúc đẩy thành công các dự án”.

Trong  thế giới BIM, vai trò của người quản lý dự án được cho là quan trọng hơn bao giờ hết. Các nhà quản lý dự án thành công luôn cải thiện giao tiếp, phối hợp và hợp tác trong các dự án – những điều thực sự là trọng tâm của cách tiếp cận BIM. Do đó BIM tạo ra cơ hội để cải thiện sự hợp tác, chia sẻ quyền sở hữu và đưa dự án, thiết kế và các chiến lược BIM lại với nhau như một bộ phận kết hợp và điều phối.

Nói tóm lại,

Với sự đón nhận rộng rãi của BIM, quản lý thông tin số đã trở thành một phần quan trọng của vai trò đó. Nhận được thông tin chính xác vào đúng thời điểm và trong một định dạng có thể sử dụng linh hoạt rất cần thiết cho các nhà quản lý khi ra quyết định nhằm đảm bảo dự án đi đúng hướng, tránh sự thay đổi quyết định, lãng phí thời gian và sai sót.

Mặc dù việc sử dụng BIM đối với các dự án có thể mang lại lợi ích đáng kể cho tất cả các bên nhưng dự án sẽ không đạt được kết quả rõ ràng nếu không có công nghệ đúng đắn, sự hợp tác giữa các bên liên quan và – quan trọng nhất – là một người quản lý dự án thông thạo.