Ngày 22/05/2018 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo BIM Bộ Xây dựng phối hợp với Trường Đại học Giao thông vận tải và Trường Đại học Oulu, Phần Lan tổ chức “Hội thảo về áp dụng BIM cho công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật và triển khai đào tạo”.

BIM là viết tắt tiếng Anh của cụm từ Building Information Modeling, nghĩa tiếng Việt là mô hình thông tin công trình.  Để triển khai áp dụng BIM trong lĩnh vực xây dựng, ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 2500/QĐ- TTg phê duyệt Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình với quan điểm nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để các chủ thể liên quan áp dụng BIM, thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, tiết kiệm nguồn nhân lực trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.

Tại Hội thảo, Giáo sư Rauno Heikkiila, Trường Đại học Oulu, Phần Lan đã chia sẻ những kinh nghiệm của Phần Lan trong xây dựng các chiến lược, chính sách để khuyến khích việc áp dụng BIM vào ngành xây dựng và các dự án cơ sở hạ tầng; trình bày về dự án FIBEV: áp dụng hướng dẫn InfraBIM tại dự án cầu Thủ Thiêm 2. Được biết, Phần Lan là quốc gia đi đầu trong việc phát triển tiêu chuẩn BIM cho dự án hạ tầng kỹ thuật (InfraBIM).

BIM: Giải pháp tăng năng suất và chất lượng trong ngành Xây dựng

Đại diện Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI)  cho biết, việc triển khai áp dụng BIM tại một đơn vị tư vấn thiết kế như TEDI đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng như: Tăng năng suất, chất lượng thiết kế, thuận lợi trong việc điều chỉnh thiết kế và hạn chế được các sai sót trong quá trình thực hiện; Kiểm soát khối lượng tốt hơn; Công tác đo bóc khối lượng và lập dự toán chi phí công trình được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác; Thuận lợi trong việc phân tích mức độ sử dụng năng lượng của các phương án thiết kế, góp phần nâng cao chất lượng đồ án thiết kế theo hướng bền vững với môi trường và tiết kiệm chi phí; Việc điều chỉnh thiết kế được thực hiện nhanh và ít sai sót, hơn nữa còn phát hiện sớm các điều kiện thi công khó khăn từ khi thiết kế để đưa ra giải pháp phù hợp… Trên thực tế đã có các dự án mà TEDI đang triển khai áp dụng BIM như: Dự án nút giao vành đai 3.5 – Hà Nội; Dự án cầu Mỹ Thuận 2 – Tiền Giang & Vĩnh Long; Dự án cầu Hoàng Văn Thụ – Hải Phòng.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm triển khai đào tạo BIM tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đặc biệt là tại Trường Đại học Giao thông vận tải. Hội thảo là diễn đàn, cầu nối để các nhà quản lý, chuyên gia, cơ sở đào tạo, cộng đồng doanh nghiệp tạo lập, tìm kiếm nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của BIM tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

BIM: Giải pháp tăng năng suất và chất lượng trong ngành Xây dựng

Theo Đề án BIM mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, trong giai đoạn 2017 – 2019, Đề án tập trung nâng cao nhận thức và khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp áp dụng BIM; xây dựng hành lang pháp lý và hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan để áp dụng BIM; xây dựng các hướng dẫn về BIM; xây dựng các chương trình khung đào tạo kiến thức về BIM và nâng cao năng lực cho các cơ quan chuyên môn. Từ 2018 – 2020 là giai đoạn Triển khai và đánh giá mô hình BIM trong các dự án thí điểm; Áp dụng hướng dẫn BIM tạm thời trong tối thiểu 20 công trình từ cấp I trở lên trong thiết kế, xây dựng và quản lý dự án, đồng thời trong tối thiểu 10 dự án ở giai đoạn quản lý vận hành công trình; Cung cấp những hướng dẫn cần thiết cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các công ty tư vấn, nhà thầu xây dựng, giúp họ vượt qua những khó khăn thách thức trong quá trình áp dụng BIM; Giám sát và đánh giá công tác áp dụng thí điểm để hỗ trợ xây dựng hướng dẫn BIM chính thức.

Từ năm 2021 trở đi, trên cơ sở tổng kết, đánh giá áp dụng BIM, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư, Hướng dẫn cụ thể áp dụng rộng rãi BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.

Một số hình ảnh:

BIM: Giải pháp tăng năng suất và chất lượng trong ngành Xây dựng
BIM: Giải pháp tăng năng suất và chất lượng trong ngành Xây dựng
BIM: Giải pháp tăng năng suất và chất lượng trong ngành Xây dựng
BIM: Giải pháp tăng năng suất và chất lượng trong ngành Xây dựng
BIM: Giải pháp tăng năng suất và chất lượng trong ngành Xây dựng
BIM: Giải pháp tăng năng suất và chất lượng trong ngành Xây dựng
BIM: Giải pháp tăng năng suất và chất lượng trong ngành Xây dựng
BIM: Giải pháp tăng năng suất và chất lượng trong ngành Xây dựng

 

BIM: Giải pháp tăng năng suất và chất lượng trong ngành Xây dựng
BIM: Giải pháp tăng năng suất và chất lượng trong ngành Xây dựng

Theo bimgov.vn