Không chỉ giới hạn trong quá trình thiết kế hay thi công của công trình mới, BIM hiện nay có thể tạo mô hình cho các công trình/tòa nhà sẵn có nhằm phục vụ quá trình kiểm kê lượng chất thải phát sinh trước khi thực hiện công việc tháo dỡ.

Chất thải xây dựng từ các tòa nhà cao tầng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số các loại chất thải tại Pháp. 75% trong tổng số 250 triệu tấn chất thải mỗi năm đến từ các tòa nhà và hoạt động xây dựng. 100 triệu tấn chất thải được thu gom và tái chế mỗi năm, trong đó 40 triệu tấn là chất thải xây dựng. Những con số, tỉ lệ này đang tăng lên đáng kể với nhu cầu về nhà ở, trung tâm thương mại ngày càng gia tăng. Các nhà chức trách đã ra quy định về mức tái chế 50% lượng chất thải xây dựng vào năm 2017, và sẽ tăng lên mức 70% vào năm 2020.

Một vấn đề cấp thiết

Khi tháo dỡ hoặc phá hủy một công trình, không chỉ cần tuân thủ theo các quy định về bụi amiăng, quá trình thực hiện còn bắt buộc phải quản lí theo các công đoạn riêng biệt. Ví dụ như các chất thải thiết bị điện hay bóng đèn, việc tháo dỡ cần phải được phê duyệt từ cấp có thẩm quyền. Chẳng hạn, từ ngày 1 tháng 3 năm 2012, chủ sở hữu các tòa nhà phải đưa ra được bảng thống kê chi tiết các chất thải từ quá trình phá hủy, tháo dỡ nếu công trình có diện tích sàn mỗi tầng trên 1000m2 hoặc có chất thải nguy hiểm tới cư dân và môi trường xung quanh.  Quá trình kiểm kê này nhằm đánh giá bản chất, số lượng, vị trí từng sản phẩm và thành phần phải bỏ đi cũng như làm rõ xem chúng có thể tái chế được không. Quá trình rà soát như vậy giúp đảm bảo quản lí tốt hơn lượng chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình tháo dỡ công trình; đồng thời giúp bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe cho công nhân và người dân xung quanh.

Đóng góp của BIM

 Sự bùng nổ của các công nghệ số cũng như việc áp dụng BIM giúp ngăn ngừa và giảm thiểu lượng chất thải xây dựng từ việc tháo dỡ công trình. Không chỉ giới hạn trong quá trình thiết kế hay thi công công trình mới, các mô hình số như BIM còn có thể sử dụng trong các dự án bất động sản. Với BIM, ta có thể thực hiện với quét mặt tiền của khu đất, các khu vực chung hay từng thành phần của tòa nhà với độ chính xác cao. Mô hình BIM như vậy còn có khả năng tích hợp và chỉ ra chính xác các thông số kĩ thuật từ bản kế hoạch để đưa ra thực hiện ngoài công trình. Việc xác định từng loại vật liệu, bản chất rồi phân loại chúng và đưa tới quá trình tái chế thích hợp cũng sẽ được thực hiện. Đưa ra phương án phân tích và xử lí dữ liệu, giúp nâng cao năng suất và tối ưu hóa chi phí trước khi tháo dỡ công trình… cũng là những lợi thế mà mô hình BIM có thể mang lại.

Yêu cầu để thực hiện

 Nhằm đạt được lợi ích từ việc sử dụng BIM, một số điều kiện bắt buộc cần phải được thực hiện. Trước tiên là về mảng dữ liệu: Mô hình BIM có giá trị chỉ khi thông tin trong đó đạt được độ chính xác cần thiết, đã được kiểm chứng và có thể khai thác được. Việc nắm bắt thông tin cần được thực hiện chính xác và ở các thành phần khác nhau của tòa nhà cần có độ chính xác như nhau. Khi bắt đầu quá trình thống kê lượng chất thải xây dựng có thể có, việc quét sóng laser cho toàn bộ công trình sẽ được thực hiện để tạo ra mô hình Điểm đám mây và lưu lại dữ liệu về vị trí của từng thành phần công trình bị phá hủy. Việc xác định và phân loại các loại vật liệu của công trình cũng cần được thực hiện trước khi bắt tay vào quá trình tháo dỡ. Cuối cùng, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của mô hình BIM khi áp dụng vào quản lí chất thải xây dựng, nên liên kết mô hình với một giải pháp có tính trực quan cũng như có những phân tích tốt về dữ liệu. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết để dự đoán việc sơ tán dân, vận chuyển, xử lí chất thải và tối ưu hóa chi phí tái chế.

Nguồn: https://www.bimcommunity.com/news/load/1035/the-bim-is-needed-for-a-better-diagnosis-waste-before-demolition

Biên dịch: Bùi Duy Anh