Về cơ bản thì quá trình BIM sẽ tạo ra các mô hình thông tin và các thông tin này được sử dụng trong suốt vòng đời của công trình.
Hình 2 của PAS 1192-2 trình bày quá trình tạo và chuyển giao thông tin trong 8 thời kỳ.
Các hình vẽ màu xanh lá (GREEN), liên quan nhiều đến phần kỹ thuật – mô hình PIM và AIM, minh họa cho việc tạo thông tin của các bên tham gia dự án, các thông tin này sẽ được trao đổi, quản lý và lưu trữ trong CDE (hình chử nhật màu xanh lá to nhất). Mũi tên màu xanh da trời (BLUE), liên quan nhiều đến quản lý – pháp lý, diễn tả quy trình chung về quản lý dự an BIM. Từ việc chủ đầu tư xác định mình cần gì (NEED) đến đấu thầu chọn tư vấn, ký hợp đồng và cách thực hiện dự án để thỏa mãn các yêu cầu của mình. Tương tác qua lại giữa hai bên trong quá trình triển khai dự án được minh họa bằng các hình màu đỏ.
Các bạn muốn nên đọc kỹ thêm trong bản gốc PAS 1192-2. Chỉ xin chú ý đến cái hình chữ nhật màu xa da trời, gốc cao bên phải “NEED – Emplyer’s Information Requirements (EIR) – Capex start”.
Trong phần giới thiệu của PAS 1192-2 có câu khá triết lý là “Beginning with the End in MIND” câu này trích trong cuốn “The 7 Habits Of Highly Effective People”của tác giả Stephen Covey. Câu này cũng tương tự như câu “If you don’t know what you want, you end up with a lot you don’t” của Chuck Palahniuk. Dịch nôm na là Bạn nên biết trước kết cuộc sẽ ra sao trước khi bắt đầu làm hay rộng hơn một chút là trước khi bắt đầu một dự án xây dựng, bạn phải biết nó hoạt động thế nào. Cụ thể hơn cho BIM là trước khi triển khai BIM bạn phải ước lượng trước những thông tin gì cần dùng.
Cái phần “dự báo thông tin” này cụ thể là cái Employer’s Information Requirement (EIR) = Yêu cầu Thông tin của Chủ đầu tư, điểm khởi đầu cho qui trình BIM. Đấy, các bạn có thể thấy nó một văn bản cực kỳ quan trọng, điểm khởi đầu của dự án BIM. Nó xác định chủ đầu tư muốn gì, mục đích của BIM mà chủ đầu tư muốn hướng tới (BIM Objectives) là gì. Bởi thế nên nó cũng quyết định luôn chúng mình cần phải làm gì và tại sao lại làm thế.
Ghi chú là trong PAS 1192-2 được định nghĩa là “Individual or organization for whom the contract is executed and delivered”. Tức là chủ – người trả tiền- của hợp đồng ? Nên mình tạm gọi là chủ đầu tư.
Vậy EIR này là gì ?
•Trước hết đấy là một tài liệu mà chủ đầu tư sẽ đính kèm trong hợp đồng với tư vấn và nhà thầu, nó đi kèm và bổ sung cho cái CIC BIM Protocol ở trên. Nhắc lại để khẳng định là vì nó nằm trong hợp đồng nên nó quan trọng, bút sa là gà chết.
•EIR mô tả rõ ràng cho tư vấn biết cần dựng những mô hình gì và mục đích của từng mô hình
•EIR định nghĩa chi tiết chủ đầu tư muốn gì từ các thông tin của BIM. Nôm na là trong mô hình thông tin mà BIM tạo ra, chủ xị muốn trích xuất nhưng thông tin gì để sử dụng.
EIR đặt ra rõ ràng các yêu cầu (requirements) của chủ đầu tư nên nó giúp:
•Đảm bảo thiết kế được phát triển theo yêu cầu của chủ đầu tư, cái chủ đầu tư cần (NEED)
•Xác định được mục đích của thông tin cần trao đổi, nên các bên tham gia dễ dàng hợp tác với nhau hơn
•Đảm bảo thông tin được sử dụng một cách hiệu quả để giúp cho việc ra các quyết định một cách hợp lý.
•Chủ đầu tư biết đầu vào cần gì, lúc nào thì cần can thiệp, lúc nào cần ra quyết định… khi làm việc với tư vấn hay nhà thầu.
Để có một EIR tốt, chủ đầu tư phải nắm rõ các kịch bản hoạt động và bảo trì của công trình mình. Các bạn có thể thấy trên chu trình thông tin ở Hình số 2, phần Hoạt động , Sử dụng, Bảo trì (Stage 7) được khép kính với điểm khởi đầu. Đúng qui trình thì là chủ đầu tư có (1) kịch bản, kết hợp với tiêu chuẩn về quản lý thông tin cho giai đoạn vận hành PAS 1192-3 (xem phần tiêu chuẩn của BIM Level ở trên) để thành lập các yêu cầu để “quản lý tài sản Asset Management” là (2) Organisational information requirements (OIR) và (3) Asset information requirements (AIR). Từ đấy sẽ có bản EIR cho cả dự án.
Nói thêm một chút là chính phủ Anh bắt buộc dùng BIM Level 2 chủ yếu là đánh vào phần quản lý tài sản này tại vì phần này mới nhiều tiền (các bạn xem lại cái post về giá trị công trình theo vòng đời), họ hy vọng tiết kiệm được 20-25% nếu các tiêu chuẩn BIM Level 2 đươc áp dụng đúng. Mình nghĩ trong tương lai, người ta sẽ tập trung phát triển các giải pháp cho phần Chuyển giao và Vận hành (Stage 6 – 7) này hơn là các giải pháp cho các Stage 0-5. Giới thiệu sơ thế để các bạn có khái niệm, Asset Information Model xứng đáng được chi tiết hơn sau này.
Nôi dung của EIR it nhất phải có 3 phần chính:
•Một số Kỹ thuật (technical) cơ bản để tạo thông tin – Yêu cầu về phần mềm, mức độ chi tiết trong mô hình, …
•Quản lý Thông tin – Yêu cầu về quy trình quản lý khi dùng BIM
•Yêu cầu thương mại (commercial): Yêu cầu về các mô hình BIM, thời gian chuyển giao dữ liệu và định nghĩa mục đích của thông tin.
Về mặt kỹ thuật:
•Chủ đầu tư yêu cầu dùng phần mềm gì và phiên bản bao nhiêu, đồng thời cũng chỉ rõ các định dạng file mà tư vấn phải cung cấp (native revit, ifc 2×3… ). Nếu là tư vấn thì các bạn chịu khó tuân thủ tại vì nếu chủ đầu tư có X bạn không thể đưa Y. Ngay cả khi dùng cùng phần mềm mà khác version thì cũng không thể giao tiếp được với nhau.
•Chủ đầu tư cũng sẽ yêu cầu các mô hình được dựng dụa trên một điểm gốc để khi gộp lại làm federated model, mô hình kết cấu không bị cách xa mô hình kiến trúc cả dặm. Cụ thể là trong Revit thì các mô hình phải có chung Survey Point và Coordinates.
•Level of Development (mức độ phát triển) = Level of Detail (mức độ chi tiết) + Level of Information (mức độ thông tin). Trong mô hình BIM thì một đối tượng (object) sẽ có hình học (graphic) và thông tin (data). Chủ đầu tư sẽ quyết định tùy vào giai đoạn nào của dự án mà các bạn chi vẽ chi tiết đối tượng đến đâu và đưa cho nó những thông tin gì. Ăn chơi với liều lượng phù hợp sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và giúp bạn trở thành tay chơi đúng nghĩa. Level of Development trong BIM cũng vậy.
Khái niệm này cũng là khái niệm cơ bản của BIM, xin mời các bạn vào http://bimforum.org/lod/ để tìm hiểu.
Về mặt Quản lý Thông tin thì phức tạp đây, có một số điểm đáng chú ý:
•Trước hết là chủ đầu tư phải quyết xem Tiêu chuẩn hay Hướng dẫn nào nào là bắt buộc (Mandatory), cái nào là khuyến cáo sử dụng (Recommended).
•Chủ đầu tư phải nêu rõ
oMục đích dùng BIM (chỉ để phối hợp thiết kế 3D, hay cho cả 4D, 5D, 6D…),
oCác mô hình mong muốn, ai sẽ sử dụng mô hình và sử dụng thế nào. Dĩ nhiên là tùy theo mục đích mà sẽ có các mô hình và dữ liệu gì.
oDữ liệu đầu ra mong muốn
EIR dẫu gì cũng chỉ là mới tài liệu khởi đầu, nên các yêu cầu này cũng thường chỉ ở mục độ chung. Cụ thể là chỉ cần làm một cái bảng rồi đánh dấu vào. Triển khai thế nào sẽ bàn trong BIM Execusion Plan (BEP).
Về các yêu cầu thương mại thì có hai mục cần chú ý là:
•Chủ đầu tư yêu cầu đối tác phải có kế hoạch thực hiện BIM (BIM Implantation Programme, BIM Execution Plan)
•Chủ đầu tư đánh giá năng lực của tư vấn (Suppliers assessment) http://www.cpic.org.uk/cpix/cpix-bim-assessment-file/
Có khá nhiều tài liệu hướng dẫn các bạn làm bản Yêu cầu thông tin này như:
•BIM Task Group, http://www.bimtaskgroup.org/bim-eirs/
•NBS BIM Toolkit, https://toolkit.thenbs.com/articles/…-requirements/
•Estate Management, University of Cambridge , http://www.em.admin.cam.ac.uk/develo…plementing-bim
Không biết có ai thắc mắc “BIM tốt (good BIM) là BIM như thế nào?” Câu trả lời rất đơn giản là “BIM tốt là BIM thỏa mãn các yêu cầu của chủ đầu tư”.
Xem thêm những bài tiếp theo tại đây
Tác giả: Long Thang (Tal)
Theo ViBIM