Liệu dự án Bim của bạn có đang đi sai hướng?

Chúng tôi đã nhận được vô số các phản hồi khác nhau sau khi đăng hàng loạt các bài viết về chủ đề: “Giải pháp cho các dự án BIM gặp khó khăn”. Phần lớn các ý kiến đó đều có chung yêu cầu là đề nghị giới thiệu thêm các dấu hiệu dẫn đến sự thất bại của dự án BIM.

Trước khi đi tìm hiểu chủ đề này, có một điều chúng ta cần phải hiểu và chấp nhận một sự thật rằng: Các dự án BIM có đi sai hướng dẫn đến sự thiếu hiệu quả hoặc có thể đi đến thất bại . Hầu hết những người đã có kinh nghiệm làm việc với BIM đều nhận thấy BIM không phải là công cụ có thể giải quyết tất cả vấn đề . Thật không may, việc trao đổi mua bán BIM vẫn đang diễn ra giữa các khách hàng và chuyên gia trong ngành AECO (Architechture, Engineering, Construction and Owner-operated) và nó lại được xem như một phương án tối ưu nhất để giải quyết mọi vấn đề. Có thể nhận thấy nhân tố con người , quy trình thực hiện và công nghệ là ba nhân tố quan trọng và luôn phải hòa hợp với nhau khi triển khai một dự án. Cụ thể hơn , chúng ta có thể thấy nhân tố con người và quy trình thực hiện quyết định đến 80% sự thành công hay thất bại của dự án. Cách quản lý nhân sự và cách thức hoạt động dự án sao cho hiệu quả là một trong những  thách thức lớn nhất dành cho bất cứ nhà điều hành nào trên thế giới, nên việc một mô hình BIM bất kỳ nào đó đi đến thất bại thì cũng không lấy gì làm lạ cho lắm.

Quay trở lại vấn đề chính, khi một dự án BIM không đạt được hiệu quả làm việc như kế hoạch, việc đầu tiên ta cần làm là phải khắc phục nó,và đương nhiên điều này sẽ phát sinh thêm chi phí . Dù mọi nỗ lực có cố gắng đến đâu, việc khắc phục cũng trở nên khó khăn do mô hình BIM đã đi sai hướng quá lâu. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây: “ Khi nào thì chúng ta mới phát hiện được BIM đang gặp trục trặc?” Dưới đây, chúng tôi sẽ kiểm tra lại dự án bằng cách tập trung tìm hiểu, lưu ý một vài thông số cơ bản do những số liệu này được xem như dấu hiệu phát hiện hiểm họa tiềm tàng trong quá trình triển khai BIM. Vì vậy ta phải xác định chúng một cách thật cẩn thận, chính xác; do chúng chính là phản ánh trực tiếp những mối nguy hiểm tiềm tang của mô hình BIM.

13 dấu hiệu để nhận biết dự án BIM của bạn đang đi sai hướng

  1. Không có tài liệu “Yêu cầu thông tin của chủ đầu tư” (EIR) cho dự án Thật khó để hoàn thành công việc nào đó khi bạn không biết nhiệm vụ của bạn là gì. Khi các dự án BIM bắt đầu mà không có phạm vi thông tin rõ ràng nào thì đó chính là một bước đi sai lầm. Nếu EIR không được lập ra thì rất khó để bạn tạo ra những thông tin đáp ứng được nhu cầu của chủ đầu tư.
  2. Không ai đảm nhiệm chính việc quản lý thông tin dự án

Mặc dù BIM đưa ra các ý tưởng mới nhằm tăng tính hợp tác giữa các bên hữu quan, nhưng vẫn cần có những nhân vật chịu trách nhiệm chính và đóng vai trò dẫn dắt cả dự án. Làm việc nhóm mà thiếu người lãnh đạo bao quát dự án sẽ dẫn đến việc những sản phẩm BIM hoàn thành ra có nhiều sai sót, thiếu tính nhất quán.

  1. Không có bản kế hoạch thực hiện BIM

Tương tự như  việc EIR bị thiếu, rất khó để làm việc trong một dự án nếu bạn không biết các quy tắc thực hiện các quy trình. Các dự án không có kế hoạch thực hiện BIM, thường dẫn đến việc thiếu phối hợp giữa mô hình làm việc, chia sẻ thông tin và hoàn thiện dự án.

  1. Không có cam kết chính thức nào trong quy trình sử dụng BIM

 Chúng ta đã thấy một số dự án mà các thành viên của dự án lại không có bất cứ cam kết chính thức nào về quy trình BIM, lí do là vì nó không phải là điều kiện tiên quyết của dự án. Vì các nguồn lực bị hạn chế và tiến độ dự án luôn bị đặt áp lực phải hoàn thành đúng thời gian, nên việc bỏ qua một vài cam kết ở giai đoạn đầu hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu không có cam kết chính thức nào trong quy trình BIM, đồng nghĩa với việc xem như BIM  không phải là một yêu cầu thiết yếu của dự án. Khi điều này xảy ra, dự án thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc quản lý thông tin giữa các bên, và điều này rất khó thành công do chúng ta hay sử dụng phần mềm CAD để thực hiện, trong khi đó thông tin trên CAD liên hệ với nhau một cách rời rạc, không hề thống nhất.

  1. Truyền tải thông tin không đúng cách

Thông thường việc chia sẻ thông tin là điều tất nhiên phải làm trong hoạt động nhóm. Mọi người đều được cung cấp thông tin cần thiết để làm việc. Tuy nhiên, việc truyền tải những thông tin không lường trước có thể gây bất lợi cho các nhóm dự án. Bên cạnh đó khi các thành viên trong nhóm hoạt động bên ngoài kế hoạch của dự án, sự không thống nhất về thông tin và bất đồng quan điểm sẽ dẫn đến xung đột trong nội bộ nhân viên, đồng nghĩa với việc tranh cãi sẽ nổ ra nhiều hơn và sự tin tưởng dành cho nhau cũng bị mất đi.

  1. Các hội thảo điều phối về BIM không hiệu quả

Có hai vấn đề chính xảy ra ở đây: Một là không có một nội dung nào được nhấn mạnh trong hội thảo, hai là nội dung bị lạc đề. Các hội thảo điều phối BIM có chất lượng đi xuống thường là do các nhà hoạch định chính sách không tham gia, do cơ sở vật chất, công nghệ của phòng họp, do những người tham gia không có sự chuẩn bị hoặc không tha thiết tham gia cho lắm. Mặc dù BIM được tích hợp với các quy trình thiết kế và xây dựng, tuy nhiên việc phối hợp, bố trí các mô hình vẫn cần có thời gian để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra các hội thảo điều phối BIM còn bị bỏ qua do thường xuyên bởi trì hoãn giải quyết các vấn đề mà dự án đang gặp phải.

  1. Các công nghệ mới đang được áp dụng mà không hề cân nhắc ảnh hưởng của nó đến dự án

Rủi ro về khả năng tương tác lẫn thiếu hụt năng lực kĩ thuật là điều BIM có thể khắc phục được, nhưng để làm được điều này cần khá nhiều nỗ lực và thời gian. Nếu các công nghệ mới được áp dụng mà không cân nhắc tầm ảnh hưởng của nó tới dự án, trường hợp nó đem lại ảnh hưởng xấu, thời gian sẽ bị lãng phí rất nhiều chỉ để khắc phục các rắc rối phát sinh ngoài ý muốn này. Một ví dụ phổ biến gần đây là một thành viên trong dự án tự ý nâng cấp phiên bản của phần mềm, trong khi phần mềm sau này không hề tương thích gì với mô hình cũ cả. Hệ quả sau đó là một lượng thời gian lớn bị tiêu tốn đi chỉ để giải quyết vấn đề về tương thích giữa các phiên bản – một vấn đề hoàn toàn nằm ngoài dự tính của dự án.

  1. Không thường xuyên hoặc không trao đổi thông tin

Các thành viên trong nhóm có thể đưa ra các quyết định tốt hơn với số lượng thông tin càng nhiều càng tốt. Nếu nhiều tuần trôi qua mà không có thông tin nào được chuyển giao giữa các thành viên trong nhóm dự án thì nguy cơ thiếu sự gắn kết giữa thông tin và kết quả dự án sẽ tăng cao, khi đó mô hình tạo ra sản phẩm không đáp ứng được theo nhu cầu của chủ đầu tư là điều đương nhiên.

  1. Mức độ chi tiết (LOD) và mức độ thông tin (LOI) không phù hợp với giai đoạn làm việc hiện tại

Sự chênh lệch giữa LOD và LOI trong kết quả đầu ra của BIM thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn đánh giá của dự án. Tương tự như việc thiếu chia sẻ thông tin, rủi ro ở đây là các thành viên trong nhóm phải làm việc với lượng thông tin không đầy đủ hoặc không thích hợp. Để nhìn nhận vấn đề này sớm hơn, chúng tôi khuyến khích các nhóm đưa các thông số LOD và LOI cho tất cả các yếu tố mô hình. Mô hình LOD và LOI có thể được so sánh, kiểm tra lại trong mỗi một lần trao đổi thông tin khác nhau.

  1. Các thành viên của nhóm quay lại các quy trình cũ không phải là BIM Khi đầu ra không bắt nguồn từ BIM mà từ các nguồn dữ liệu khác xuất hiện trong các cuộc họp thì đây là một dấu hiệu cần được cảnh báo. Nguyên nhân gốc rễ là do họ quay lại các phương pháp làm việc truyền thống; do thiếu khả năng hoặc trình độ. Vấn đề tồn tại càng lâu thì việc sử dụng những thông tin này vào trong quy trình BIM càng gặp khó khăn.
  2. “Nhưng số liệu này nằm trong mô hình”

Mặt trái của việc quay lại những quy trình cũ được xem như một sự nóng vội và vô tình quên đi cách tiếp cận mô hình hoá. Nếu trong một cuộc tranh luận mà có vài ý kiến như: “Những số liệu này nằm hết trong mô hình rồi mà”, thì đó chính là tín hiệu cho thấy việc giao tiếp diễn ra không hiệu quả. Chia sẻ các mô hình đã cập nhật là rất quan trọng, nhưng đi cùng với đó, hãy đảm bảo rằng việc cập nhật luôn được kiểm soát bởi các thành viên trong nhóm dự án.

  1. Có một vài quan điểm tiêu cực về BIM trong nhóm dự án

Đây là điều sẽ hiển nhiên xảy ra, nhưng nó không được xem trọng cho lắm nên hay bị bỏ qua. Thái độ tiêu cực đối với BIM có thể lây lan như đám cháy rừng nếu không có sự kiểm soát. Có thể có nhiều lý do chính đáng để đưa ra nhận xét và vài khiếu nại tiêu cực về BIM như đề nghị: “Phải làm lại” là một ví dụ điển hình trong các ý kiến phản ánh về BIM. Khi một vấn đề cụ thể như trên được nêu ra, việc ta cần làm là phải tìm hiểu gốc rễ vấn đề và từ đó tìm biện pháp khắc phục thay vì đổ lỗi hết công nghệ BIM như trước đó. Vấn đề này đúng là có thể liên quan một phần đến công nghệ, nhưng nguyên nhân gốc rễ chủ yếu vẫn là yếu tố con người hay quy trình thực hiện mà thôi. Thay vì đổ dồn sự tập trung vào giải quyết vấn đề công nghệ, ta nên xét đến cả những yếu tố khác như con người hay cách thức hoạt động nếu thực sự muốn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

  1. Các vấn đề phát sinh liên quan đến BIM không được chú trọng bởi nhóm thực hiện dự án

Nếu mọi thứ diễn ra quá suôn sẻ, thì chắc hẳn bạn đã sai ở đâu đó. Tùy vào thông tin được sử dụng mà chúng ta có các cách tiếp cận mô hình và kỹ thuật khác nhau. Các nhóm thực hiện dự án mà không gặp vấn đề gì với các nội dung như: mô hình, cách thức sáng tạo hay phối hợp thì chắc chắn họ đang không hòa nhập đúng với BIM. Vì các quy trình thực hiện BIM chưa được hoàn hảo và vẫn cần phải sàng lọc, cải tiến – điều này được xem như một phần trong quy trình dự án. Nên nếu không có phản hồi từ những người tham gia dự án, quy trình này không được cải thiện và vẫn tồn đọng những rủi ro nhất định.

 

Như đã đề cập ở trên, 13 điều này chỉ là những dấu hiệu cảnh báo theo đánh giá định tính chứ không phải là thước đo hiệu suất cho công việc của bạn. Một khi bạn đã lưu ý hết những vấn đề trên đây bước tiếp theo chính là điều tra, thu thập dữ liệu và tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất.

 

Nguồn dịch: dpw-group.com/staying-out-of-the-bim-red-zone-early-indicators-that-a-bim-project-is-headed-for-trouble/

Người dịch: Đạt Nguyễn

Biên soạn: Hoàng Bảo Ngọc