TỔNG QUAN

Về cơ bản, đa số mọi người đồng ý rằng BIMbao gồm nhiều thành phần (Hình1), vàcông cụ và phần mềm (sau đây viết tắt CCPM) nằm trong phần “Technologies” –Công nghệ, là phần “bề nổi” nhất, dễ thu hút sự chú ý hơn cả (Hình2) so với“Information” – Thông tin, “People” – Con người, “Processes” – Quy trình và“Policies” – Chính sách.

Hình 1: Thành phần tạo nên BIM
Hình 2: Công cụ, phần mềm chỉ là bề nổi của BIM

Bởi vì đã, đang và sẽ không có một “siêu phầnmềm” thực hiện được tất cả chức năng [2], cho nên với một danh sách khá dài của BIM uses (ứng dụng BIM) thìchỉ cần một công ty thôi cũng sẽ sản xuất ra nhiều phần mềm BIM, chứ chưa nói đếncó hằng hà sa số công ty hoạt động trong mảng CCPM BIM trên thế giới [1]. Vậy nên có rất nhiều phần mềm BIM trên thế giới, có thể xem qua tạiPhụ lục 1 danh mục phần mềm BIM phổ biến trên thị trường.

PHÂN LOẠI PHẦN MỀM BIM

Nếu thực hiện tìm kiếm trên máy chủ Googlethì có thể thấy có hai cách phân loại chính đó là: theo mảng chức năng (Hình3 &Phụ lục 1) và theo tiến trình dự án (Hình4).

Hình 3: Phân loài phần mềm BIM dựa vào chức năng chính
Hình 4: Phần mềm BIM dựa theo tiến trình dự án

Một vài tác giả [2] cho rằng, các công ty phần mềm BIM có 2 hướng để phát triển phần mềm đó là: (1) phục vụ dựng mô hình, hướng này có nhiều phần mềm nhất (xem Phụ lục 1) và (2) phục vụ việc liên kết định dạng. Bên cạnh đó, nhóm tác giả của báo cáo này bổ sung thêm một hướng nữa, đó là (3) bằng cách đọc định đạng được kết xuất từ phần mềm khác để thực hiện một chức năng xác định nào đó, chẳng hạn đo bóc, phân tích năng lượng, mô phỏng thực tại…

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ PHẦN MỀM BIM Ở VIỆT NAM

Với thực trạng BIM hiện mới phát triển ở giai đoạn đầu tại Việt Nam thì sự thiên lệch trong suy nghĩ rằng Công nghệ – Phần mềm là trọng tâm của BIM lại càng rõ rệt. Ước đoán BIM ở Việt Nam đang tiệm cận Level 1, thật dễ hiểu khi các phần mềm về lập mô hình, xử lý xung đột đang tỏ ra chiếm ưu thế vượt trội tại các công ty tiếp nhận BIM, đó là còn chưa kể tới các công ty chuyên gia công mô hình cho nước ngoài (model outsourcing).

Tại một khảo sát tiến hành bởi Vietnam BIM Network hồi đầu năm 2018, nếu không kể tới “hợp tác trong thiết kế” thì “sản xuất bản vẽ/mô hình” là công việc phổ biến nhất của những người có kinh nghiệm/gần gũi với BIM. Và Revit chính là công cụ phổ biến bậc nhất với 66,3% người sử dụng, chỉ đứng sau AutoCAD với 69,8% người sử dụng. Chỉ có một số rất ít sử dụng Sketchup, Tekla và ArchiCAD. Rất có thể do quen thuộc với Revit và AutoCAD mà một số công cụ như Navisworks, BIM 360 cũng đang được quan tâm tại Việt Nam khi nghĩ đến việc phối hợp, cộng tác trong BIM. Ngoài ra, mảng đo bóc khối lượng hiện cũng thu hút nhiều sự chú ý, và 2 ông lớn Exactal và Glodon đang tiếp cận thị trường Việt Nam với những ưu thế riêng. Chi tiết về việc đánh giá các phần mềm BIM tại Việt Nam có trong Phụ lục 2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.         Tamer Elgohari (2016), The general list of BIM Software applications, chủ biên, LinkedIn.

2.         Qing Liu, Tao Gao vàJianping Wang (2011), Research on application of BIM technology in constructionproject, Computer Science and Service System(CSSS), 2011 International Conference on, IEEE, tr. 2463-2467.

PHỤ LỤC 1: CÁC PHẦN MÊM BIM CHIA THEO CHỨC NĂNG PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI

PHỤ LỤC 2: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ PHẦN MỀM BIM Ở VIỆT NAM