Quay lại lịch sử thì sau cuộc khủng hoảng xây dựng vào năm 2007-2010, với ảnh hưởng bong bóng bất động sản tại Việt Nam, Chính phủ Anh quyết định đầu tư vào xây dựng hiệu quả hơn, và một trong những việc đó là họ muốn áp dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, vậy là họ thành lập các nhóm làm việc về BIM, BIM Task Group http://www.bimtaskgroup.org. Nhiệm vụ của group là thành lập các tiêu chuẩn để hướng dẫn sử dụng BIM để các bên tham gia biết cụ thể BIM là gì, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể trong quy trình BIM.

Họ đặt ra lộ trình là đến tháng 04 năm 2016 các “dự án công” phải đạt được BIM Level 2. Các đơn vị tư nhân thì tùy. Hình dưới đây giới thiệu sơ về các Level của BIM được định nghĩa trong các tiêu chuẩn của Anh, các bạn có thể thấy ở dòng Standards (BS1192, BS8541, PAS 11192…). Họ định dựa trên các tiêu chí chính là kỹ thuật sử dụng (technical), mức độ hợp tác giữa các bên với nhau (collaborative working), tính tương thích dữ liệu (interoperable data)…

Theo đó thì Level 0, các bên đã dùng CAD, nhưng CAD không được chuẩn hóa (unmanaged CAD). Ví dụ là các phần mềm CAD cơ bản quản lý đối tượng bằng Layer, nhưng các bên đặt tên layer chẳng theo chuẩn nào cả. Kiến trúc đặt tên layer màu sắc một kiểu, Kỹ sư đặt layer kiểu khác, tên layer đã có nhiều tên, ngay trên một bản vẽ nhiều khi các đối tượng giống nhau cũng không nằm trên một layer, nét của dầm nhiều lúc nằm trên layer của cột. Đấy là kỹ thuật, còn hợp tác thì các bên chủ yếu trao đổi bằng giấy.
Để tránh tình trạng “I’m superman” của Level 0, Level 1 bắt các bên trở thành người bình thường hơn một tẹo là phải có tổ chức hơn (managed cad). Cốt lõi là CAD phải tổ chức theo tiêu chuẩn BS 1192, từ việc đặt tên (naming convention) cho layer (ví dụ bản vẽ kiến trúc thì bắt đầu bằng chử ‘A’, kết cấu thì bắt đầu ‘S’), đối tượng nào nằm trên layer của đối tượng đấy, tên và số hiệu bản vẽ cũng phải theo thứ tự logic, tổ chức cây thư mục cũng được chuẩn hóa… Các bạn muốn tham khảo có thể tìm BS 1192 trên mạng.
Còn về mô hình 3D, ví dụ như Revit, nếu các bạn dùng revit chỉ như là một phương tiện để triển khai bản vẽ (drafting tool). Mô hình chỉ có các generic family mà không có thông tin đi kèm, mô hình của bạn không giao tiếp được với mô hình của các đối tác. Welcome to BIM Level 1. Các bạn đang làm BIM nhưng là Lonely BIM – BIM cô đơn ?.
Đó là về kỹ thuật CAD 2D & 3D và còn về hợp tác thì Level 1 cũng phải có môi trường trao đổi file chung (CDE), có thể là trao đổi file tĩnh như google drive, dropbox… chứ không cần ngon lành như mấy cái mình giới thiệu trên kia (Level 2).
Level 2 là quy trình bắt buộc đầu từ 04/2016, Level 2 chú trọng đến việc tích hợp dữ liêu đa ngành (multi-disciplinary) trong thiết kế và xây dựng. Nghĩa là hợp tác giữa các bên nhiều hơn, để hợp tác được thì dữ liệu phải được tổ chức tốt hơn.
Nếu Level 0 cho bạn tự do, Level 1 giới hạn hơn 1 chút (chỉ có tiêu chuẩn BS 1192-2 và BS 8541-2) thì đến Level 2 bạn phải vào khuôn khổ thực sự, vì lợi ích nhiều nhưng các giao thức phải tuân theo cũng lắm. Cái này cũng dễ hiểu thôi, làm việc một mình cho phép mình dễ dãi nhất. Càng theo nhóm thì càng bị ràng buộc. Level 2 đòi hỏi sự cộng tác của nhiều người, nhiều bộ môn và trong suốt một thời gian dài. Vậy nên phải có các giao thức để bắt buộc sự hợp tác được trơn tru, hiệu quả. Và quan trọng hơn, phải có con người chịu hợp tác với nhau và cùng hợp tác với các nguyên tắc. Bởi thế, khi nói đến BIM người ta hay nói Con người, Công nghệ, Quy Trình.
Để đạt được Level 2 thì có các yêu cầu cơ bản là:
• Các bộ môn phải sử dụng các phần mềm BIM để tạo mô hình, duy trì và sửa đổi nó trong quá trình BIM. Phần mềm BIM không nhất thiết phải giống nhau. Ví dụ kiến trúc sư sử dụng ArchiCAD, kết cấu sử dụng Revit Structure. Hệ thống kỹ thuật (MEP) có thể dùng Autocad MEP.
• Các mô hình phải “giao tiếp” được với nhau (social BIM = BIM xã hội), hoặc trực tiếp với nhau (ví dụ Revit Architecture và Revit Structure) hoặc bắc cầu qua phần mềm thứ 3 thông qua mô hình liên bang (model federation), ví dụ các phần mềm có thể kết hợp được nhiều mô hình vợi định dạng gốc như Autodesk Navisworks, Bentley Project Navigator, Tekla BIMSight và Solibri Model Checker.
Sau khi kết hợp các mô hình riêng lẻ lại với nhau trong một mô hình liên bang (federated model), các phần mềm này cho phép xuất mô hình liên bang thành một file khác mà cái file này lại bảo đảm giữ nguyên ví trí hình học và dữ liệu đi kèm của các mô hình con ban đầu. Trong tiêu chuẩn Anh PAS-1192-2, các file xuất ra từ mô hình liên bang gọi là “mô hình biểu diễn” – model rendition.
Đó là thông tin hình học, còn các dữ liệu thương mại sẽ được quản lý bởi một hệ thống “hoạch định tài nguyên doanh nghiệp” (Enterprise Resource Planning – ERP).
Một phần mềm ERP là cho phép tích hợp phần lớn các năng của một tổ chức hay doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất. Ví dụ thay vì phải sử dụng các phần mềm kế toán, nhân sự – tiền lương, quản trị sản xuất… song song, độc lập thì EPR gom tất cả lại vào chung 1 gói phần mềm với các chức năng tương ứng. Lợi ích của ERP là các chức năng sẽ hoạt động dựa trên cùng một dữ liệu (tài nguyên công ty).
ERP là hệ thống quản trị doanh nghiệp, vậy liên quan gì đến BIM ?
Như đã nhắc lại nhiều lần, BIM là thông tin, thông tin quản lý được (managed data) và là cơ sở dữ liệu tương thích (database compatible). Ví dụ dưới đây là các thông tin xuất ra từ mô hình Revit dưới dạng Microsoft Access.
Vậy bây giờ mình có thể nhập toàn bộ thông tin (cở sở dữ liệu) này vào hệ thống ERP của công ty là các bộ phận của công ty như kế toán, mua sắm, bán hàng, quản lý dự án, bảo trì… có thể khai thác được. Điều này chứng tỏ là, BIM, cốt lõi là một giao diện đồ họa (Front end) của một cơ sở dữ liệu đằng sau (database).
Bạn nào hứng thú thì search “BIM ERP integration” để tìm hiểu thêm.
Đấy là phần khái niệm, còn về tiêu chuẩn thì BIM Level 2 được mong đợi là thỏa mãn các tiêu chuẩn và hướng dẫn sau:
1. PAS 1192-2 : 2013 : Tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý thông tin cho giai đoạn đầu tư / chuyển giao cho dự án xây dựng sử dụng BIM
2. PAS 1192-2 : 2014 : Tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý thông tin cho giai đoạn vận hành cho dự án xây dựng sử dụng BIM
3. PAS 1192-4 : 2014 : Các yêu cầu về trao đổi thông tin sử dụng COBie – Hướng dẫn sử dụng
4. PAS 1192-5 : 2015: BIM và vấn đề bảo mật
5. Giao thức BIM (tài liệu của CIC)
6. GSL – Government Soft Landing
7. dPOW – Digital Plan of Works
8. Hế thống phân loại Uniclass2015
Như thường lệ, các bạn có thể tìm thấy các tiêu chuẩn ở trên nhờ cụ google. Bài sau mình sẽ nói chi tiết hơn về các tiêu chuẩn này nhất là phần (5 – Protocol) giao thức bởi vì nó là một trong những Keyword của BIM.
Đấy là sơ bộ về các Level BIM ở Anh. Trong cuộc bể dâu hiện tại ai không nghe nói đên BIM thì không phải là người làm trong ngành xây dựng nên BIM sẽ là xu hướng bắt buộc sắp tới. Có nước bắt buộc phải dùng từ trên xuống bởi chính phủ như Anh, Na Uy, Phần Lan, UAE, Hàn Quốc, Singapore… Có một số nước thì áp dụng đi từ dưới lên. Ngay bên cạnh Việt Nam, Singapore có các hướng dẫn về BIM rất là tiên tiến,
https://www.bca.gov.sg/bim/bimlinks.html
Singapore BIM Guide https://www.corenet.gov.sg/media/586…M-Guide_V2.pdf
BIM Essential Guide https://www.corenet.gov.sg/general/b…al-guides.aspx
BIM Level 2 Inforgraphic:
Xem thêm những bài tiếp theo tại đây
Tác giả: Long Thang (Tal)
Theo Vibim